Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 - Chân trời sáng tạo Mục 2 trang 23, 24, 25 Toán 10 tập 1 Chân trời...

Mục 2 trang 23, 24, 25 Toán 10 tập 1 Chân trời sáng tạo: a) Xác định tập hợp E gồm những ứng viên đạt yêu cầu về chuyên môn nhưng không đạt y...

Giải mục 2 trang 23, 24, 25 SGK Toán 10 tập 1 – Chân trời sáng tạo – Bài 3. Các phép toán trên tập hợp

HĐ Khám phá 2

Trở lại bảng thông tin về kết quả phỏng vấn tuyển dụng ở Hoạt động khám phá 1.

a) Xác định tập hợp E gồm những ứng viên đạt yêu cầu về chuyên môn nhưng không đạt yêu cầu về ngoại ngữ.

b) Xác định tập hợp F gồm những ứng viên không đạt yêu cầu về chuyên môn.

Viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử.

a) Tập hợp E gồm những ứng viên đạt yêu cầu về chuyên môn nhưng không đạt yêu cầu về ngoại ngữ là: \(E = \{ {a_2};{a_7}\} \)

b) Xác định tập hợp F gồm những ứng viên không đạt yêu cầu về chuyên môn là: \(F = \{ {a_3};{a_4};{a_9}\} \)

Thực hành 3

Cho tập hợp \(E = \{ x \in \mathbb{N}|x < 8\} ,A = \{ 0;1;2;3;4\} ,B = \{ 3;4;5\} \)

Xác định các tập hợp sau đây:

a) A\B, B\A và \((A\backslash B) \cap {\rm{(}}B\backslash A)\)

b) \({C_E}(A \cap B)\) và \(({C_E}A) \cap ({C_E}B)\)

c) \({C_E}(A \cup B)\) và \(({C_E}A) \cup ({C_E}B)\)

\(E = \{ x \in \mathbb{N}|x < 8\}  = \{ 0;1;2;3;4;5;6;7\} \)

a) Ta có: \(A\backslash B = \left\{ {0;1;2} \right\}\), \(B\backslash A = \left\{ 5 \right\},\)\((A\backslash B) \cap {\rm{(}}B\backslash A) = \emptyset \)

b) Ta có: \(A \cap B = \{ 3;4\} ,\;{C_E}(A \cap B) = \{ 0;1;2;5;6;7\} \)

\({C_E}A = \{ 5;6;7\} ,\;{C_E}B = \{ 0;1;2;6;7\}  \Rightarrow ({C_E}A) \cap ({C_E}B) = \{ 6;7\} \)

Advertisements (Quảng cáo)

c) Ta có: \(A \cup B = \{ 0;1;2;3;4;5\} ,\;{C_E}(A \cup B) = \{ 6;7\} \)

\({C_E}A = \{ 5;6;7\} ,\;{C_E}B = \{ 0;1;2;6;7\}  \Rightarrow ({C_E}A) \cup ({C_E}B) = \{ 0;1;2;5;6;7\} \)

Thực hành 4

Xác định các tập hợp sau đây:

a) \((1;3) \cup [ – 2;2]\)

b) \(( – \infty ;1) \cap [0;\pi ]\)

c) \([\frac{1}{2};3){\rm{\backslash }}(1; + \infty )\)

d) \({C_\mathbb{R}}[ – 1; + \infty )\)

Biểu diễn các tập hợp trên trục số

a) Để xác định tập hợp \(A = (1;3) \cup [ – 2;2]\), ta vẽ sơ đồ sau đây:

Từ sơ đồ, ta thấy \(A = [ – 2;3)\)

b) Để xác định tập hợp \(B = ( – \infty ;1) \cap [0;\pi ]\), ta vẽ sơ đồ sau đây:

Từ sơ đồ, ta thấy \(B = [0;1)\)

 c) Để xác định tập hợp \(C = [\frac{1}{2};3){\rm{\backslash }}(1; + \infty )\), ta vẽ sơ đồ sau đây:

Từ sơ đồ, ta thấy \(C = [\frac{1}{2};1]\)

d) Để xác định tập hợp \(D = {C_\mathbb{R}}[ – 1; + \infty )\), ta vẽ sơ đồ sau đây:

Từ sơ đồ, ta thấy \(D = ( – \infty ; – 1)\)