Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa học 11 Nâng cao Bài 3.13 trang 27 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng...

Bài 3.13 trang 27 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao: Có các chất rắn, màu trắng đựng trong các lọ riêng biệt không dán nhãn là CaCO3, Na2CO3,...

Bài 3.13 trang 27 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. – Dùng dung dịch HCl để phân biệt muối Na2CO3.. Bài 21: Hợp chất của cacbon

Advertisements (Quảng cáo)

Có các chất rắn, màu trắng đựng trong các lọ riêng biệt không dán nhãn là CaCO3, Na2CO3, NaNO3

a) Nếu chỉ dùng quỳ tím và nước thì có thể phân biệt được từng chất không ? Hãy giải thích.

b) Hãy nêu một cách khác để phân biệt từng chất trên. Viết phương trình hóa học.

Các dụng cụ, hóa chất coi như có đủ

a) Có thể dùng nước và quỳ tím để phân biệt từng chất như sau :

– Lấy mỗi muối một ít và khoảng 1 ml nước cất cho vào các ống nghiệm, khuấy đều. Nếu không tan là \(CaC{O_3}\) , nếu tan hết là \(N{a_2}C{O_3}\) và \(NaN{O_3}\) .

Advertisements (Quảng cáo)

– Dùng quỳ tím cho vào 2 ống đựng dung dịch 2 muối tan trong nước. Nếu quỳ tím hóa xanh, đó là dung dịch Na2CO3, nếu quỳ tím không đổi màu, đó là dung dịch  NaNO3

b) Có thể dùng dung dịch HCl và nước để phân biệt.

– Dùng nước để phân biệt được \(CaC{O_3}\) nhóm 2 muối: \(\,N{a_2}C{O_3},NaN{O_3}\) .

– Dùng dung dịch HCl để phân biệt muối Na2CO3.

Nhỏ dung dịch HCl vào các ống nghiệm ở nhóm 2 muối, nếu có chất khí bay ra đó là Na2CO3 , không có hiện tượng gì, đó là NaNO3.