Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa học 11 Nâng cao (sách cũ) Bài 6.43 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng...

Bài 6.43 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao: X thược hiđrocacbon nào ?...

Bài 6.43 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao.  c = 0,01 (mol) \( \to \) x=3\( \to \) CTPT của X là \({C_3}{H_8}\). Bài 44. Luyên tập: Hiđrocacbon không no

Hỗn hợp B gồm axetilen, etilen và một hiđrocacbon X. Đốt cháy hoàn toàn một lượng B thu được hỗn hợp \(C{O_2}\) và hơi nước có tỉ lệ thể tích 1: 1. Nếu dẫn V lít B ( ở đktc) qua bình đựng nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng 0,82 g. Khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 1,342 g \(C{O_2}\) và \(0,790\,g\,{H_2}O\)

a) X thược hiđrocacbon nào ?

b) Tìm công thức phân tử của X, tính V và phần trăm thể tích các khí trong B.

a) Phản ứng cháy

\(\eqalign{  & {C_2}{H_4} + 3{O_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow 2C{O_2} + {H_2}O\,\,\,\,\,(1)  \cr  & {C_2}{H_2} + {5 \over 2}{O_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow 2C{O_2} + {H_2}O\,\,\,\,\,\,(2)   \cr} \)

\({C_x}{H_y} + (x + {y \over 4}){O_2}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow xC{O_2} \) \(+ {y \over 2}{H_2}O\,\,\,\,(3) \)

Đặt số mol \({C_2}{H_4},{C_2}{H_2},{C_x}{H_y}\) trong B lần lượt a, b, c

Ta có : \({n_{C{O_2}}} = 2a + 2b + xc;\) \(\,{n_{{H_2}O}} = 2a + b + {y \over 2}c\)

Theo đầu bài : \({V_{C{O_2}}}:{V_{hơi\,nước}} = 1:1 \to {n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}\)

Ta có : \(\eqalign{  & 2a + 2b + xc = 2a + b + {y \over 2}c\,\,\,\,\,(I)  \cr  & b = c({y \over 2} - x)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(Ia) \cr} \)

Vì b > 0 nên y – 2x >0 <=> y > 2x

Vậy X thuộc loại ankan \({C_x}{H_{2x + 2}}\)

Thay vào ( I.a) ta được (2x + 2 – 2x )c = 2b

Do đó c = b            (I.b)

b) Phản ứng với nước brom dư

Advertisements (Quảng cáo)

\(\eqalign{  & {C_2}{H_4} + B{r_2} \to {C_2}{H_4}B{r_2}\,\,\,\,\,(4)  \cr  & {C_2}{H_2} + 2B{r_2} \to {C_2}{H_2}B{r_4}\,\,\,\,(5)  \cr  & {m_{{C_2}{H_4}}} + {m_{{C_2}{H_2}}} = 0,82\,\,g \cr} \)

Vì brom dư, khí còn lại là X được đốt cháy :

\({C_x}{H_{2x + 2}} + {{3x + 1} \over 2}{O_2} \to \)\(xC{O_2} + (x + 1){H_2}O\,\,\,\,(6)\)

Gọi số mol \({C_2}{H_4},{C_2}{H_2},{C_x}{H_{2x + 2}}\) là a, b,c ta có phương trình :

   \(V = (a + b + c).22,4\,\,\,\,(II)\)

Theo (4), (5), (6) ta có hệ phương trình :

\(\left\{ \matrix{  28a + 26b = 0,82 \hfill \cr  xc = 0,03 \hfill \cr  (x + 1)c = 0,04 \hfill \cr}  \right.\)

Giải hệ phương trình ta được :

 c = 0,01 (mol) \( \to \) x=3\( \to \) CTPT của X là \({C_3}{H_8}\)

Theo ( I.b) ta có b = c = 0,01 mol

Vậy a = 0,02 mol

Và V = (0,01+0,02+0,01).22,4=0,896 (l)

\(\% {V_{{C_2}{H_4}}} = {{0,02} \over {0,04}}.100\%  = 50\% ;\)

\(\% {V_{{C_2}{H_2}}} = \% {V_{{C_3}{H_8}}} = 25\,\% \)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Hóa học 11 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)