Cho hàm số y=x2+3x có đồ thị (C). Viết phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm có:
a) Hoành độ bằng −1;
b) Tung độ bằng 4.
Nếu hàm số y=f(x) có đạo hàm tại điểm x0 thì phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm P(x0;y0) là y=f′(x0)(x−x0)+f(x0).
Ta có:f′(x)=(x2+3x)′=2x+3.
a) Gọi M(x0;y0) là tiếp điểm của tiếp tuyến của đồ thị có hoành độ bằng −1.
⇒x0=−1;y0=−2⇒M(−1;−2).
Advertisements (Quảng cáo)
⇒f′(−1)=2.(−1)+3=1.
Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M(−1;−2) là:
y=f′(−1)(x−(−1))+f(−1)⇔y=1.(x+1)−2⇔y=x−1.
b) Gọi N(x0;y0) là tiếp điểm của tiếp tuyến của đồ thị có tung độ bằng 4.
⇒y0=4⇒x02+3x0=4⇒[x0=1x0=−4⇒[N1(1;4)N2(−4;4)
Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm N1(1;4) là:
y=f′(1)(x−1)+f(1)⇔y=5(x−1)+4⇔y=5x−1.
Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm N2(−4;4) là:
y=f′(−4)(x+4)+f(−4)⇔y=−5(x+4)+4⇔y=−5x−16.