Cho hình chóp đều S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a và SA=a√2.
a) Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD.
b) Tính theo a khoảng cách giữa hai đường thẳng AD và SB.
a) Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Vì S.ABCD là hình chóp đều nên SO⊥(ABCD).
Áp dụng định lý Pytago tính : SO=√SA2−OA2.
Thể tích khối chóp S.ABCD bằng 13⋅SABCD⋅SO
b) Vì AD//(SBC) và mặt phẳng (SBC) chứa SB nên
d(AD,SB)=d(AD,(SBC))=d(A,(SBC))
d(A,(SBC))=2.d(O,(SBC)).
Kẻ OM vuông góc với BC tại M,OH vuông góc với SM tại H thì
BC⊥(SOM)⇒BC⊥OH⇒OH⊥(SBC)⇒d(O,(SBC))=OH.
Advertisements (Quảng cáo)
Tam giác SOMvuông tại O, có đường cao OH, khi đó OH=SO⋅OMSM.
Suy ra d(AD,SB)=2.OH.
a) Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Vì S.ABCD là hình chóp đều nên SO⊥(ABCD).
Ta có tam giác SAO vuông tại O nên theo định lý Pythagore: SO=√SA2−OA2=a√62.
Thể tích khối chóp S.ABCD bằng 13⋅SABCD⋅SO=a3√66.
b) Vì AD//(SBC) và mặt phẳng (SBC) chứa SB nên
d(AD,SB)=d(AD,(SBC))=d(A,(SBC))
Đường thẳng AO cắt mặt phẳng (SBC) tại C và O là trung điểm của đoạn AC nên d(A,(SBC))=2.d(O,(SBC)).
Kẻ OM vuông góc với BC tại M,OH vuông góc với SM tại H thì
BC⊥(SOM)⇒BC⊥OH⇒OH⊥(SBC)⇒d(O,(SBC))=OH.
Tam giác SOMvuông tại O, có đường cao OH, khi đó OH=SO⋅OMSM=a√4214.
Vậy d(AD,SB)=2.OH=a√427.