Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lý 11 Nâng cao Bài 7.44 trang 89 SBT Vật Lý lớp 11 Nâng cao: Để...

Bài 7.44 trang 89 SBT Vật Lý lớp 11 Nâng cao: Để đọc một quyển sách đặt cách xa mắt 25 cm, không cần mắt điều tiết, người già đó đeo một ...

Bài 7.44 trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao.   – Xác định điểm cực cận :. CHƯƠNG VII: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 7.44 trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Một mắt bình thường khi về già khả năng điều tiết kém, nên khi điều tiết tối đa độ tụ chỉ tăng thêm 1 điôp. Lúc chưa điều tiết, độ tụ là \({D_0} = 67dp\).

a) Xác định điểm cực viễn và điểm cực cận của mắt.

b) Để đọc một quyển sách đặt cách xa mắt 25 cm, không cần mắt điều tiết, người già đó đeo một kính lão xa mắt 2 cm. Tính độ tụ của kính này.

a) Xác định điểm cực viễn và điểm cực cận :

  – Xác định điểm cực viễn : Điểm cực viễn của mắt lão của người già luôn ở vô cực. Điều này không có liên hệ đến khả năng điều tiết của mắt.

  – Xác định điểm cực cận :

Gọi \({d_1}\) là khoảng cách từ điểm cực cận đến quang tâm thấu kính mắt và \(d{‘_1}\) là khoảng cách từ màng lưới đến quang tâm của mắt. Tiêu cự của thấu kính mắt khi mắt chưa điều tiết là :

\({f_0} = {1 \over {{D_0}}} = {1 \over {67}}m\). Đây chính là giá trị \(d{‘_1}\), coi như không đổi khi nhìn. Độ tự tối đa của mắt.

\(D = {D_0} + 1 = {1 \over f}\), trong đó f là tiêu cự thấu kính mắt khi mắt nhìn vật ở điểm cực cận, nghĩa là khi mắt điều tiết tối đa.

Advertisements (Quảng cáo)

Lại có :

\({1 \over f} = {1 \over {{d_1}}} + {1 \over {d{‘_1}}};{1 \over {d’_1}} = {1 \over {{f_0}}} = {D_0}\)

Suy ra: \({1 \over {{d_1}}} = D – {D_0} = 1dp\), vậy \({d_1} = 1m\).

b) Tính độ tụ của mắt lão khi đọc :

Gọi \({d_2}\) là khoảng cách từ vật AB  trên trang sách đến quang tâm thấu kính mắt và \(d{‘_2}\) là khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến ảnh A’B’ của AB.

\({d_2} = 25cm – 2cm = 23cm\)

Khi nhìn ảnh A’B’ mắt không phải điều tiết thì A’B’ phải ở điểm cực viễn của mắt, nghĩa là \(d{‘_2} = \infty \). Do đó AB phải đặt ở tiêu điểm F của kính, tiêu cự \(f = 23cm = 0,23m\). Từ đó suy ra:

\(D = {1 \over f} = {1 \over {0,23}} = 4,35dp\).