Bài 7.45 trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao
Một mắt cận về già có điểm cực cận cách mắt 0,4 m và điểm cực viễn cách mắt 1 m.
a) Phải đeo kính \({L_1}\) loại gì, có độ tụ bao nhiêu để có thể thấy rõ vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết ? Kính đeo cách mắt 1 cm.
b) Để có thể đọc cách mắt 20 cm khi mắt điều tiết tối đa, người ta phải gắn thêm vào phần phía dưới của \({L_1}\) một kính hội tụ \({L_2}\) sao cho mắt nhìn qua cả \({L_1}\) và \({L_2}\). Tính độ tự của kính \({L_2}\).
c) Thấu kính \({L_2}\) có hai mặt cong cùng bán kính R, có chiết suất n = 1,5. Tính R.
Kính coi như được đeo sát mắt.
a) Kính \({L_1}\) phải đeo sao cho ảnh \({A_1}\) của vật A ở xa vô cực nằm ở điểm cực viễn của mắt. Vậy \(F{‘_1}\) của kính trùng với điểm cực viễn trước mắt 1m = 100cm, hay trước kính 100cm - 1cm = 99cm. Vì tiêu điểm ảnh \(F{‘_1}\) trước kính nên kính là phân kì.
Tiêu cự \({f_1} = - 99cm\),
suy ra \({D_1} = {1 \over {{f_1}}} = {1 \over { - 0,99}} \approx - 1dp\)
Advertisements (Quảng cáo)
b) Để có thể nhìn rõ vật A (chữ trên sách) thì phải đeo kính L sao cho A cách mắt 20 cm (tức trước kính \(20cm - 1cm = 19cm\)) sẽ cho ảnh \({A_1}\) tại điểm cực cận của mắt, trước mắt \(0,4m = 40cm\) (tức trước kính 39 cm).
Sơ đồ tạo ảnh :
\(A\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
\limits_d} L\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
\limits_{d’}} {A_1}\)
Tiêu cự của L là :
\(f = {{{\rm{dd}}’} \over {d + d’}} = 37,05cm\)
Coi L là hệ hai kính ghép sát từ \({L_1}\) và \({L_2}\), đã biết \(f\) và \({f_1}\), có thể tính \({f_2}\) từ công thức độ tụ :
\(\eqalign{
& {1 \over f} = {1 \over {{f_1}}} + {1 \over {{f_2}}} \cr
& \Rightarrow {f_2} = 26,96cm \cr
& \Rightarrow {D_2} = 3,71dp \cr} \)
c, Tính R :
Từ \({1 \over {{f_2}}} = \left( {n - 1} \right).{2 \over R}\), ta tính được \(R = 26,96cm\).