Trang chủ Lớp 11 SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông...

Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo: Nét chính trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mi-an-ma là gì?...

Giải và trình bày phương pháp giải bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Nêu những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân In-đô-nê-xi-a và nhân dân Phi-lip-pin...Nét chính trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mi-an-ma là gì?

Câu hỏi mục 1 a

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 35 SGK Lịch sử 11 CTST

Nêu những nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân In-đô-nê-xi-a và nhân dân Phi-lip-pin.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại nội dung mục 1 trang 35 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

- Ở In-đô-nê-xia-a, nửa sau TK XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ khắp: A-chê, Ba Tắc, Ca-li-man-tan,…

- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chính sách cướp đoạt ruộng đất, chính sách thuế, chính sách cưỡng bức lao động,… của thực dân Tây Ban Nha liên tục nổ ra các tỉnh Ba-ta-gan, Bu-la-can, La-gu-ma.


Câu hỏi mục 1 b

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 38 SGK Lịch sử 11 CTST

1. Nét chính trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mi-an-ma là gì?

2. Nêu những nội dung cơ bản của phong trào chống Pháp của nhân dân Campuchia.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại nội dung mục 1b trang 37 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Nét chính trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mi-an-ma:

- Mục tiêu: đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hóa truyền thống.

- Các vị cao tăng và trí thức đóng vai trò nòng cốt lãnh đạo phong trào đấu tranh.

- Từ năm 1920, đã xuất hiện hơn 300 hội của người Mi-an-ma chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh.

2. Nội dung cơ bản của phong trào chống Pháp của nhân dân Campuchia:

- Diễn ra quyết liệt ở nhiều địa bàn rộng lớn.

- Tiêu biểu là các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Si-vô-than và Phnom-Pênh, A-cha-xoa ở vùng Đông Nam, Pu-côm-ô ở vùng Đông Bắc Campuchia.


Câu hỏi mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 39 SGK Lịch sử 11 CTST

Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại nội dung mục 2 trong SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

- Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á:

+ Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: chuyển tiếp từ đấu tranh chống xâm lược sang giải phóng dân tộc, hình thức đấu tranh phong phú.

+ Giai đoạn 1920-1945: nhân dân các nước Đông nam Á tiếp tục chống chế độ cai trị, bóc lột của thực dân phương Tây. Từ năm 1930, nhiều đảng cộng sản được thành lập ở Việt Nam, Ma-lai-xi-a. Tháng 8/1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh nhân dân 3 nước In-đô-nê-xi-a, Lào, Việt Nam giành độc lập dân tộc cho đất nước.

+ Giai đoạn 1945-1975: Các nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.


Câu hỏi mục 3 a

Trả lời câu hỏi mục 3a trang 39 SGK Lịch sử 11 CTST

Nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với thuộc địa. Liên hệ với Việt Nam.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại nội dung mục 3a trong SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

- Những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với thuộc địa. Liên hệ với Việt Nam:

+ Kinh tế Đông Nam Á đều yếu kém và lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế tư bản phương Tây.

+ Về chính trị: thực hiện chính sách chia ở trị.

+ Về văn hóa: thi hành chính sách đồng hóa văn hóa phương Tây đã làm mai một không ít văn hóa bản địa của Đông Nam Á

- Liên hệ Việt Nam:

+ ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp cũng để những hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực, kinh tế trở lên lạc hậu và sa sút, Pháp thực hiện chính sách chia để trị mỗi vùng Bắc-Trung-Nam lại có những chính sách cai trị khác nhau, thi hành chính sách đồng hóa để xóa bỏ Việt Nam trên bản đồ thế giới.


Câu hỏi mục 3 b

Trả lời câu hỏi mục 3b trang 40 SGK Lịch sử 11 CTST

Trình bày quá trình tái thiết và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á sau khi giành độc lập.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại nội dung mục 3b trong SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều giành độc lập, một số nước có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế.

- Tránh ảnh hưởng của chiến tranh để quốc đang lan rộng.

- Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức mang tính chất khu vực, tiêu biểu là EEC

=> Ngày 8/8/1967: tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan), 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan.

- Từ năm 1967 đến 1976 : non yếu, lỏng lẻo. Mâu thuẫn với nhau trong vấn đề Đông Dương và Cam-pu-chia.

- Từ năm 1976 đến nay : khởi sắc, hoạt động tương đối hiệu quả.

- Từ 5 nước ban đầu, ASEAN có quá trình mở rộng thành viên:


Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 41 SGK Lịch sử 11 CTST

Lập bảng tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xem lại nội dung mục 1 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

Bảng tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á


Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 41 SGK Lịch sử 11 CTST

Nêu những hiểu biết của em về con đường phát triển của Việt Nam từ sau khi giành được độc lập

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hiểu trên internet, sách báo

Answer - Lời giải/Đáp án

Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1945, Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Ban đầu, đất nước đối mặt với nhiều thách thức như chiến tranh và đói nghèo. Sau đó, trong thập niên 80 và 90, chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều đổi mới kinh tế, nhằm mở cửa đất nước ra với thế giới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, trong thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức mới, bao gồm cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tăng trưởng chậm, tình trạng ô nhiễm môi trường, thất nghiệp và thất thuế. Chính phủ đang nỗ lực để đối phó với những thách thức này, bằng cách tăng cường cải cách kinh tế, đẩy mạnh phát triển đô thị và nông thôn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ giáo dục và đào tạo lao động, cải thiện môi trường kinh doanh và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tập trung vào việc đổi mới các lĩnh vực công nghiệp hóa, nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tất cả các nỗ lực này nhằm mục đích đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển và xã hội tiên tiến trong tương lai.

Advertisements (Quảng cáo)