Hoạt động 1
Quan sát hình ảnh cây cột và nền nhà (Hình 8.6). Xem nền nhà là hình ảnh của mặt phẳng (α). Ta có cạnh OO′ của cây cột tượng trưng cho một đường thẳng với O tượng trưng cho một điểm thuộc (α)
a) Vẽ một đường thẳng a nằm trong (α) và a không đi qua O. Vẽ đường thẳng a′ qua O và song song với a. Dùng ê ke kiểm tra OO′ có vuông góc với đường thẳng a′ hay không? Từ đó hãy tính góc giữa OO′ và a.
b) Gọi d là đường thẳng bất kì nằm trong (α). Hỏi OO′ có vuông góc với d không? Vì sao?
Để dùng eke kiểm tra vuông góc ta đặt cạnh của eke trùng với OO′, nếu cạnh eke còn lại trùng với đường thẳng a thì OO′ vuông góc với a
a) OO′ có vuông góc với đường thẳng a. Góc giữa OO′ và đường thẳng a bằng 90o
b) OO′ vuông góc với d vì OO′ vuông góc với (α)
Luyện tập 1
Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và tam giác ABC vuông tại B.
a) Chứng minh rằng BC vuông góc với mặt phẳng (SAB)
Advertisements (Quảng cáo)
b) Biết AH là đường cao của tam giác SAB. Chứng minh AH vuông góc với SC
a) Nếu một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau cùng nằm trong một mặt phẳng thì nó vuông góc với mặt phẳng ấy.
Chứng minh BC vuông góc với SA và AB
b) Chứng minh AH vuông góc với BC và SB
a) Ta có BC⊥AB vì ΔABC vuông tại B
Ta có SA⊥(ABC)⇒SA⊥BC
Ta có {BC⊥ABBC⊥SASA∩AB={A}⇒BC⊥(SAB)
b) Ta có {BC⊥(SAB)AH⊂(SAB)⇒BC⊥AH
Vì AH là đường cao của tam giác SAB ⇒AH⊥SB
Ta có {AH⊥SBAH⊥BC⇒AH⊥(SBC)