Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 31 trang 109 Toán 11 tập 2 – Kết nối tri...

Bài 31 trang 109 Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức: Cho tứ diện OABC có \(OA = OB = OC = a...

- Hai mặt phẳng được gọi là vuông góc nếu trong mặt phẳng này có 1 đường vuông góc với mặt phẳng kia. Giải và trình bày phương pháp giải bài 31 trang 109 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức Bài tập cuối năm. Cho tứ diện OABC có (OA = OB = OC = a, widehat {AOB} = widehat {AOC} = {60^0}) và (widehat {BOC} = {90^0})...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tứ diện OABC có \(OA = OB = OC = a,\widehat {AOB} = \widehat {AOC} = {60^0}\) và \(\widehat {BOC} = {90^0}\).

a) Chứng minh rằng \((OBC) \bot (ABC)\).

b) Tính theo a khoảng cách từ \(O\) đến mặt phẳng \((ABC)\) và thể tích khối tứ diện OABC.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Hai mặt phẳng được gọi là vuông góc nếu trong mặt phẳng này có 1 đường vuông góc với mặt phẳng kia.

- Khoảng cách từ một điểm M đến một đường thẳng a là khoảng cách giữa M và hình chiếu H của M trên a.

- Thể tích khối tứ diện \(V = \frac{1}{3}h.S\)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Gọi M là trung điểm của BC

Mà tam giác OCB cân tại O (do OB = OC)

Do đó \(OM \bot BC\)

Ta có tam giác OAC đều, tam giác OAB đều (do \(OA = OB = OC = a,\widehat {AOB} = \widehat {AOC} = {60^0}\))

Do đó AC = AB = a.

Advertisements (Quảng cáo)

Xét tam giác BOC vuông tại O (\(\widehat {BOC} = {90^0}\)) có

\(\begin{array}{l}BC = \sqrt {O{B^2} + O{C^2}} = a\sqrt 2 \\OM = \frac{1}{2}BC = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\end{array}\)

Xét tam giác ABC có

\(\begin{array}{l}A{C^2} + A{B^2} = 2{a^2},B{C^2} = {\left( {a\sqrt 2 } \right)^2} = 2{a^2}\\ \Rightarrow A{C^2} + A{B^2} = B{C^2}\end{array}\)

Do đó tam giác ABC vuông tại A \( \Rightarrow AM = \frac{1}{2}BC = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

Xét tam giác OMA có

\(\begin{array}{l}O{M^2} + A{M^2} = 2.{\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)^2} = {a^2},O{A^2} = {a^2}\\ \Rightarrow O{M^2} + A{M^2} = O{A^2}\end{array}\)

Do đó tam giác OMA vuông tại M \( \Rightarrow OM \bot AM\)

Mà \(OM \bot BC\)

\( \Rightarrow OM \bot \left( {ABC} \right);OM \subset \left( {OBC} \right) \Rightarrow \left( {OBC} \right) \bot \left( {ABC} \right)\)

b) Vì \(OM \bot \left( {ABC} \right)\) nên \(d\left( {O,\left( {ABC} \right)} \right) = OM = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

\({S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC = \frac{1}{2}a.a = \frac{{{a^2}}}{2}\)

Suy ra \({V_{O.ABC}} = \frac{1}{3}.OM.{S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt 2 }}{2}.\frac{{{a^2}}}{2} = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\)

Vậy \(d\left( {O,\left( {ABC} \right)} \right) = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\); \({V_{O.ABC}} = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\)

Advertisements (Quảng cáo)