Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 Nâng cao Câu 17 trang 103 Toán Hình 11 Nâng cao, Cho hình tứ...

Câu 17 trang 103 Toán Hình 11 Nâng cao, Cho hình tứ diện OABC có ba cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc....

Cho hình tứ diện OABC có ba cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc.. Câu 17 trang 103 SGK Hình học 11 Nâng cao – Bài 3: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Advertisements (Quảng cáo)

Cho hình tứ diện OABC có ba cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc.

a. Chứng minh tam giác ABC có ba góc nhọn.

b. Chứng minh rằng hình chiếu H của điểm O trên mp(ABC) trùng với trực tâm tam giác ABC.

c. Chứng minh rằng \({1 \over {O{H^2}}} = {1 \over {O{A^2}}} + {1 \over {O{B^2}}} + {1 \over {O{C^2}}}\)

a. Đặt a = OA, b = OB, c = OC. Ta có:

\(AB = \sqrt {{a^2} + {b^2}} ,BC = \sqrt {{b^2} + {c^2}} ,AC = \sqrt {{a^2} + {c^2}} \)

Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC ta có :

\(\cos A = {{A{B^2} + A{C^2} – B{C^2}} \over {AB.AC}} = {{{a^2} + {b^2} + {a^2} + {c^2} – {b^2} – {c^2}} \over {AB.AC}} = {{2{a^2}} \over {AB.AC}} > 0\)

⇒ A nhọn. Tương tự B, C là các góc nhọn.

Vậy ΔABC có ba góc nhọn.

b.

Vì H là hình chiếu của điểm O trên mp(ABC)

Advertisements (Quảng cáo)

nên OH ⊥ (ABC)

Mặt khác OA ⊥ (OBC) nên OA ⊥ BC.

Vậy AH ⊥ BC (định lí ba đường vuông góc), tức

là H thuộc một đường cao của tam giác ABC

Tương tự như trên ta cũng có H thuộc đường cao

thứ hai của tam giác ABC.

Vậy H là trực tâm tam giác ABC

c. Nếu AH ⊥ BC tại A’ thì BC ⊥ OA’.

Vì OH là đường cao của tam giác vuông AOA’ (vuông tại O) và OA’ là đường cao của tam giác vuông BOC (vuông tại O) nên :

\({1 \over {O{H^2}}} = {1 \over {O{A^2}}} + {1 \over {OA{‘^2}}},{1 \over {OA{‘^2}}} = {1 \over {O{B^2}}} + {1 \over {O{C^2}}}\)

Vậy \({1 \over {O{H^2}}} = {1 \over {O{A^2}}} + {1 \over {O{B^2}}} + {1 \over {O{C^2}}}\)