Bài 3. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ v=(−1;2), hai điểm A(3;5), B(−1;1) và đường thẳng d có phương trình x−2y+3=0.
a. Tìm tọa độ của các điểm A’, B’ theo thứ tự là ảnh của A, B qua phép tịnh tiến theo →v
b. Tìm tọa độ của điểm C sao cho A là ảnh của C qua phép tịnh tiến theo →v
c. Tìm phương trình của đường thẳng d’ là ảnh của d qua phép tịnh tiến theo →v
a) Giả sử A′=(x′;y′). Khi đó
T→v(A)=A′ ⇔ {x′=3−1=2y′=5+2=7
Do đó: A′=(2;7)
Advertisements (Quảng cáo)
Tương tự B′=(−2;3)
b) Ta có A=T→v(C) ⇔ C=T→−v(A)=(4;3)
c) Cách 1. Dùng biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến
Gọi M(x;y), M′=T→v=(x′;y′). Khi đó x′=x−1,y′=y+2 hay x=x′+1,y=y′−2. Ta có M∈d⇔x−2y+3=0⇔(x′+1)−2(y′−2)+3=0⇔x′−2y′+8=0⇔M′∈d′
(d) có phương trình x−2y+8=0. Vậy T→v(d)=d′
Cách 2. Dùng tính chất của phép tịnh tiến
Gọi T→v(d)=d′. Khi đó d′ song song hoặc trùng với d nên phương trình của nó có dạng x−2y+C=0. Lấy một điểm thuộc d chẳng hạn B(−1;1), khi đó T→v(B)=(−2;3) thuộc d′ nên −2−2.3+C=0. Từ đó suy ra C=8.