Bài 3. Cho hỗn hợp 2 khí \(C{O_2};\,S{O_2}\). Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.
Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch brom dư
+ Dung dịch brom bị bạc màu \( \Rightarrow S{O_2}:\)
\(S{O_2} + B{{\rm{r}}_2} + 2{H_2}O \to 2HB{\rm{r}} + {H_2}S{O_4}\)
Thu khí thoát ra (*) và dung dịch, đun dung dịch thì \(HBr\) bay hơi thu dung dịch \({H_2}S{O_4}\) đặc (\({H_2}S{O_4}\) đặc không bay hơi).
Hòa tan bột \(Cu\) vào dung dịch \({H_2}S{O_4}\) đặc vừa thu được ở trên, thu được \(S{O_2}\) bay ra.
Advertisements (Quảng cáo)
\(Cu + 2{H_2}S{O_{4\text{ đặc}}} \to CuS{O_4} + S{O_2} \uparrow + 2{H_2}O.\)
Cho khí (*) vào dung dịch nước vôi trong dư.
+ Kết tủa xuất hiện \( \Rightarrow C{O_2}\):
\(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{{\rm{O}}_3} \downarrow + {H_2}O.\)
Lọc thu kết tủa, cho kết tủa tác dụng với dung dịch \(HCl\) thu được \(C{O_2}\)
\(CaC{O_3} + 2HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O.\)