Trang chủ Lớp 12 Hóa lớp 12 Nâng cao Bài 6 SGK trang 143 hoá học 12 nâng cao , Điện...

Bài 6 SGK trang 143 hoá học 12 nâng cao , Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam và 14,9 gam KCl ( có màng ngăn và điện cực trơ ). a....

Bài 25. Luyện tập sự điện phân – sự ăn mòn kim loại – điều chế kim loại – Bài 6 SGK trang 143 hoá học 12 nâng cao . Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam và 14,9 gam KCl ( có màng ngăn và điện cực trơ ).

Advertisements (Quảng cáo)

a. Trình bày sơ đồ và phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra.

b. Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện là 5,1A

c. Hãy xác định nồng độ mol các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.

Điện phân \(100\; ml\) một dung dịch có hoà tan \(13,5\) gam \(CuCl_2\) và \(14,9\) gam \(KCl\) ( có màng ngăn và điện cực trơ ).

a. Trình bày sơ đồ và phương trình hoá học của phản ứng điện phân có thể xảy ra.

b. Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là \(2\) giờ, cường độ dòng điện là \(5,1\;A\)

c. Hãy xác định nồng độ mol các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ \(200\; ml\).

a) 

\(CuC{l_2} \to C{u^{2 + }} + 2C{l^ – },KCl\buildrel {} \over
\longrightarrow {K^ + } + C{l^ – }\)

\(Catot( – ):C{u^{2 + }},{K^ + },{H_2}O\)    

\(\eqalign{
& C{u^{2 + }} + 2e \to Cu. \cr
& 2{H_2}O + 2e \to {H_2} + 2O{H^ – } \cr} \)

Anot (+): \(C{l^ – },{H_2}O\)

  \(2C{l^ – } – 2e \to C{l_2} \uparrow \)

b)

    \(n_{CuC{l_2}}={{13,5} \over {135}} = 0,1\;mol\)

Advertisements (Quảng cáo)

    \(n_{KCl}={{14,9} \over {74,5}} = 0,2\,mol\)

Thứ tự điện phân: \(CuC{l_2}\) điện phân hết thì \(KCl\) tiếp tục điện phân

Thời gian điện phân \(CuC{l_2}:\)

\(m = {1 \over {96500}}.{A \over n}.I.t \Rightarrow 0,1.64 = {1 \over {96500}}.{{64} \over 2}.5,1.t \Rightarrow t = 3784,3(s).\)

Thời gian điện phân \(KCl\) là: \(2.3600-3784,3=3415,7\) (s).

\(CuC{l_2}\buildrel {dp{\rm{dd}}} \over
\longrightarrow Cu + C{l_2} \uparrow \)

   \(0,1\)     \( \to \)  \( 0,1\) \( \to \) \(0,1\)

Khối lượng \(C{l_2}\) sinh ra từ phản ứng điện phân \(KCl\)

\(\eqalign{
& {m_{C{l_2}}} = {1 \over {96500}}.{{71} \over 2}.5,1.3415,7 = 6,41(g). \cr
& 2KCl + 2{H_2}O\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
\limits_{{\mathop{\rm cvngan}\nolimits} }^{dp{\rm{dd}}}} 2KOH + {H_2} \uparrow + C{l_2} \uparrow . \cr} \)

 \(0,18\)                      \(\mathrel{\mathop{\kern0pt\leftarrow}
\limits_{}} \)  \(0,18\)       \( \leftarrow\)            \( {{6,41} \over {71}} = 0,09\)

Sau điện phân các chất còn lại trong dung dịch là: \(KOH\; 0,18\; mol; KCl\) dư \(0,02\; mol\) 

c) Nồng độ các dung dịch sau điện phân là:

\({CM_{{{KOH}}}} = {{0,18} \over {0,2}} = 0,9M,\)

\({CM_{{{KCl}}}} = {{0,02} \over {0,2}} = 0,1M.\)