Trang chủ Lớp 12 Hóa lớp 12 Nâng cao (sách cũ) Bài 7 SGK trang 143 hoá học 12 nâng cao , Thực...

Bài 7 SGK trang 143 hoá học 12 nâng cao , Thực hiện sự điện phân dung dịch...

Bài 25. Luyện tập sự điện phân - sự ăn mòn kim loại - điều chế kim loại - Bài 7 SGK trang 143 hoá học 12 nâng cao . Thực hiện sự điện phân dung dịch

Thực hiện sự điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit và một điện cực bằng đồng.

Thí nghiệm 1: Người ta nối điện cực graphit với cực (+) và điện cực đồng với cực ( - ) của nguồn điện.

Thí nghiệm 2: đảo lại, người ta nối điện cực graphit với cực ( - ) và điện cực đồng với cực (+) của nguồn điện .

a. Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và cho biết phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong các thí nghiệm trên

b. Hãy so sánh độ pH của dung dịch trong 2 thí nghiệm trên.

c. Hãy so sánh nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sau 2 thí nghiệm.

 a. CuSO4Cu2++SO42

Hiện tượng thí nghiệm 1: Graphit là anot (cực +), Cu là catot ( cực -)

Ở anot có bọt khí O2 thoát ra; ở catot có Cu bám lên, màu xanh của dung dịch nhạt dần.

Catot ( - ): Cu2+,H2O      

Cu2++2eCu. 

anot(+):SO42,H2O  

H2O2e2H++12O2

Advertisements (Quảng cáo)

Phương trình điện phân: 

CuSO4+H2OđpddCu+12O2+H2SO4

Hiện tượng thí nghiệm 2:

Cực Cu (anot) bị tan, cực graphit (catot) có Cu bám lên, màu xanh của dung dịch không đổi.

Catot ( - ): Cu2+,H2O      

Cu2++2eCu. 

anot(+):SO42,H2O

CuCu2++2e

Phương trình điện phân: 

Cuanot+Cu2+dddpddCu2+dd+Cucatot

b. Thí nghiệm 1: pH giảm  ( nồng độ H+ tăng)

    Thí nghiệm 2: pH không đổi

c. Thí nghiệm 1: Nồng độ Cu2+ sau điện phân giảm.

 Thí nghiệm  2: Nồng độ Cu2+ không thay đổi trong quá trình điện phân.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Hóa lớp 12 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)