Trang chủ Lớp 12 SBT Hóa 12 Nâng cao Câu 5.70 trang 47 Sách BT Hóa lớp 12 Nâng cao: Người...

Câu 5.70 trang 47 Sách BT Hóa lớp 12 Nâng cao: Người ta phủ một lớp bạc trên một vật bằng đồng có...

Người ta phủ một lớp bạc trên một vật bằng đồng có khối lượng 8,48 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch. Câu 5.70 trang 47 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao – Bài 25. Luyện tập: Sự điện phân – Sự ăn mòn kim loại. Điều chế kim loại

Advertisements (Quảng cáo)

Người ta phủ một lớp bạc trên một vật bằng đồng có khối lượng 8,48 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch \(AgN{O_3}\). Sau một thời gian, lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân được 10 g.

a) Cho biết những cặp oxi hoá- khử của kim loại đã tham gia phản ứng và viết phương trình hoá học dưới dạng ion thu gọn.

b) Tính khối lượng kim loại bạc đã phủ trên bề mặt vật.

c) Người ta có thể phủ một khối lượng bạc như trên lên bề mặt của vật bằng phương pháp mạ điện với cực âm (catot) là vật bằng đồng, cực dương (anot) là một thanh bạc. Tính thời gian cần thiết cho việc mạ điện, nếu cường độ dòng điện không đổi là 2A.

Đáp án

a) Các cặp oxi hoá-khử của kim loại tham gia phản ứng:

\({{C{u^{2 + }}} \over {Cu}}\) và \({{A{g^ + }} \over {Ag}}\)

Phương trình hoá học:

                        \(2A{g^ + } + Cu \to 2Ag + C{u^{2 + }}\)

b) Khối lượng kim loại bạc đã phủ trên bề mặt của vật :

Advertisements (Quảng cáo)

Khối lượng kim loại tăng:

10-8,48 = 1,52 (g)

Theo phương trình hoá học:

Khi khối lượng kim loại tăng (108.2)-64 = 152 (g) thì có 216 g Ag được giải phóng.

Vậy khối lượng kim loại tăng 1,52 g thi khối lượng Ag được giải phóng phủ trên bề mặt của vật là

                        \({m_{Ag}} = {{216.1,52} \over {152}} = 2,16(g)\)

c) Thời gian mạ điện

\(t = {{2,16.96500.1} \over {108.2}} = 965\)(s) hay 16 phút 05 giây.