Trang chủ Lớp 12 Lịch sử lớp 12 (sách cũ) Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70...

Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991...

Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991

1. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô

Năm 1973, cuộc khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô 

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế tài chính của nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Liên Xô chậm đề ra những biện pháp sửa đổi để  thích ứng với tình hình mới. Đến cuối những năm 70 - đầu những năm 80, nền kinh tế Liên Xô dần dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái.

Đời sống chính trị có những diễn biến phức tạp, xuất hiện tư tưởng và một số nhóm đối lập chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết.

Tháng 3 - 1985, M. Goocbachop lên năm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. Đường lối cải tổ tập trung vào việc cải cách kinh tế triệt để, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.

Sau 6 năm tiến hành cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên tình hình không được cải thiện, đất nước Xô viết lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.

          Về kinh tế, do việc chuyển sang kinh tế thị trường quá vội vã, thiếu sự điều tiết của Nhà nước nên đã gây ra sự rối loạn, thu nhập quốc dân giảm  sút nghiêm trọng.

Advertisements (Quảng cáo)

           Về chính trị và xã hội, những cải cách về chính trị càng làm cho tình hình đất nước rối ren hơn. Việc thực hiện đa nguyên chính trị, xuất hiện nhiều đảng đối lập làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô. Sự bất bình của nhân dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc mít tinh, biểu tình với các khẩu hiệu phản đối Đảng và chính quyền. Khắp đất nước nổi lên làn sóng bãi công, xung đột sắc tộc diễn ra gay gắt, nhiều nước cộng hòa đòi tách khỏi Liên bang Xô viết.

Tháng 8 - 1991, một cuộc chính biến nhằm lật đổ Goocbachop nổ ra nhưng thất bại. Sau đó, Goocbachop tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán Ủy ban Trung ương Đảng. Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Chính phủ Liên bang bị tê liệt. Ngày 21 - 12 -1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hòa trong Liên bang kí kết hiệp định thành lập Hội đồng các quốc gia độc lập (gọi tắt là SNG). Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã. Ngày 25 - 12 - 1991, Goocbachop từ chức Tổng thống lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

2. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tác động mạnh đến nền kinh tế của các nước Đông Âu. Vào những năm cuối của thập kỉ 70 - đầu thập kỉ 80, nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ. Lòng tin của nhân dân vào Đảng cộng sản và Nhà nước ngày càng giảm sút. Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các nước Đông Âu đã có những cố gắng để điều chỉnh sự phát triển kinh tế. Những sai lầm của những biện pháp cải cách cộng với sự bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động đã làm choc cuộc khủng hoảng ở các nước xã hội chủ Đông Âu ngày càng gay gắt. Ban lãnh đạo ở các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận chế độ đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa xã hội.

Ở Cộng hòa Dân chủ Đức, cuộc khủng hoảng bùng nổ từ cuối năm 1989, nhiều người từ Đông Đức, chạy sang Tây Đức, "bức tường Beclin” bị phá bỏ. Ngày 3 - 10 - 1990 việc thống nhất nước Đức đã được thực hiện với sự sáp nhập Cộng hòa dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức.

3. Nguyên nhân tan ra của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đem lại nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu. Nhưng dần dần chính những sai lầm và khuyết tật đã làm xói mòn, dẫn tới sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở châu Âu trong những năm 1989 - 1991. Nguyên nhân trước hết là do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó, sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng. Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hảng về kinh tế, xã hội. Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Lịch sử lớp 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)