So sánh đặc điểm thiên nhiên của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.
- Giống nhau:
- Khác nhau:
+ Độ cao:
+ Khí hậu:
+ Đất:
+ Sinh vật:
- Giống nhau: đều xuất hiện ở miền Bắc, có hai mùa với mùa đông nhiệt thấp, mưa ít hơn và mùa hạ nhiệt cao, mưa nhiều hơn, đều có các loài thực động vật ôn đới và có đất giàu mùn.
- Khác nhau:
+ Độ cao:
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: từ 600-700m đến 2600m, ở miền Nam từ 900-1000m đến 2600m
Advertisements (Quảng cáo)
Đai ôn đới gió mùa trên núi: từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
+ Khí hậu:
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Từ 600-700m đến 1600-1700m khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng. Từ 1600-1700m đến 2600m nhiệt độ thấp hơn.
Đai ôn đới gió mùa trên núi: khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C
+ Đất:
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: Từ 600-700m đến 1600-1700m hình thành đất feralit có mùn. Từ 1600-1700m đến 2600m quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn
Đai ôn đới gió mùa trên núi: chủ yếu là đất mùn thô
+ Sinh vật:
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: Từ 600-700m đến 1600-1700m hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc, các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo. Từ 1600-1700m đến 2600m rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có mặt các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya
Đai ôn đới gió mùa trên núi: có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,…