Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ tới sự phát triển kinh tế.
Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ tới phát triển kinh tế:
a) Thuận lợi:
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên cho phát triển kinh tế:
- Tài nguyên đất: diện tích đất badan lớn nhất cả nước tập trung trên các cao nguyên xếp tầng bề mặt rộng ở Tây Nguyên thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn. Diện tích đất phù sa sông màu mỡ ở đồng bằng sông Cửu Long là điều kiện hình thành vùng chuyên canh lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước.
Advertisements (Quảng cáo)
- Tài nguyên rừng: Diện tích rừng chiếm >50% cả nước, rất phong phú với nhiều kiểu, loại sinh thái: rừng giàu ở Tây Nguyên, rừng ngập mặn dọc ven biển, rừng tràm, rừng trên các đảo đá vôi tạo điều kiện cho lâm nghiệp phát triển
- Tài nguyên biển: Có ¾ ngư trường của cả nước, nhiều hải sản, tổ yến giá trị cao… Bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh nước sâu thuận lợi xây cảng lớn. Nhiều bãi cát đẹp, nắng quanh năm hoặc nơi có khí hậu ôn hòa, phong cảnh đẹp như Đà Lạt thuận lợi cho du lịch,…
- Tài nguyên khoáng sản: rất đa dạng và có giá trị lớn khi có các bể trầm tích lớn nhất cả nước ngoài thềm lục địa (Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ Chu- Mã Lai, Trung Bộ…) chiếm trên 90% trữ lượng cả nước, trữ lượng bô xít, than bùn lớn nhất cả nước,… tạo điều kiện cho khai thác và chế biến khoáng sản, xuất khẩu… Trữ lượng thủy điện lớn trên sông Đồng Nai, Xê Xan, Xrê pốk
b) Khó khăn:
Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô là những khó khăn lớn nhất của vùng trong sử dụng tài nguyên của vùng vào phát triển kinh tế.