1.1
Ester đơn chức có công thức chung là
A. RCOOR’ B. RCOOH C. (RCOO)2R’ D. RCOR’
Dựa vào khái niệm của ester
Ester đơn chức có công thức chung là RCOOR’.
Đáp án A
1.2
Số ester có cùng công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Dựa vào cấu tạo của ester
HCOOC2H5 (1); CH3COOCH3 (2)
Đáp án A
1.3
Ester được tạo bởi methanol và acetic acid có công thức cấu tạo là
A. HCOOCH3 B. CH3COOC2H5
C. HCOOC2H5 D. CH3COOCH3.
Dựa vào cấu tạo của ester.
Ester được tạo bởi methanol và acetic acid là: CH3COOCH3.
Đáp án D
1.4
Ester được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp mĩ phẩm, thực phẩm. Ester thường có mùi đặc trưng là
A. mùi hoa, quả chín B. mùi tanh của cá
C. mùi tinh dầu sả, chanh D. mùi cồn
Dựa vào tính chất vật lý của ester.
Ester có mùi hoa, quả chín đặc trưng.
Đáp án A
1.5
Thủy phân ester nào sau đây trong dung dịch NaOH dư thu được sodium formate?
A. CH3COOCH3 B. CH3COOC2H5
C. HCOOC2H5 D. CH3COOC3H7.
Dựa vào sản phẩm muối thu được.
Vì khi thủy phân ester trong dung dịch NaOH thu được HCOONa nên ester là HCOOC2H5.
Đáp án C
1.6
Xà phòng hóa hoàn toàn ester có công thức hóa học CH3COOC2H5 trong dung dịch KOH dư đun nóng, thu được sản phẩm gồm
A. CH3COOH và C2H5OH B. CH3COOK và C2H5OH
C. C2H5COOK và CH3OH D. HCOOK và C3H7OH.
Dựa vào tính chất hóa học của ester.
Xà phòng hóa CH3COOC2H5 thu được CH3COOK và C2H5OH.
Đáp án B
1.7
Chất nào sau đây không phải là chất béo?
A. (CH3COO)3C3H5 B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5 D. (C15H31COO)3C3H5.
Dựa vào khái niệm của chất béo.
(CH3COO)3C3H5 không phải chất béo vì CH3COO- không phải gốc acid béo.
Đáp án A
1.8
Trong các dầu dưới đây, dầu nào không chứa ester của acid béo và glycerol?
A. Dầu lạc (đậu phộng) B. Dầu đậu nành.
C. Dầu dừa D. Dầu mỏ
Dựa vào khái niệm của chất béo
Dầu mỏ chứa các hydrocarbon.
Đáp án D
1.9
Tính chất vật lý chung của chất béo là
A. ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.
B. dễ tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. ít tan trong nước và nặng hơn nước.
D. dễ tan trong nước và nặng hơn nước.
Dựa vào tính chất vật lý của chất béo
Chất béo ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Đáp án A
1.10
Acid nào sau đây không thuộc loại acid béo?
A. Oleic acid B. Palmitic acid.
C. Stearic acid D. Acetic acid.
Dựa vào cách nhận biết acid béo.
Acetic acid không phải acid béo vì số nguyên tử carbon ít.
Đáp án D
1.11
Thủy phân hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được C17H35COONa và C3H5(OH)3. Công thức của X là
A. (C17H35COO)3C3H5 B. (C17H33COO)3C3H5.
C. C17H35COOC3H5 D. (C15H31COO)3C3H5.
Dựa vào sản phẩm khi thủy phân triglyceride.
X là (C17H35COO)3C3H5.
Đáp án A
1.12
Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ
A. bị bay hơi B. bị nóng chảy
C. có mùi khó chịu D. có mùi thơm
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.
Khi để lâu, chất béo sẽ có mùi khó chịu.
Đáp án C
1.13
Ester no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. \({C_n}{H_{2n}}{O_2}(n \ge 1)\) B. \({C_n}{H_{2n + 2}}{O_2}(n \ge 2)\)
C. \({C_n}{H_{2n - 2}}{O_2}(n \ge 2)\) D. \({C_n}{H_{2n}}{O_2}(n \ge 2)\)
Dựa vào cấu tạo của ester no, đơn chức, mạch hở.
Công thức chung của ester là: \({C_n}{H_{2n}}{O_2}(n \ge 2)\)
Đáp án D
1.14
Công thức cấu tạo của tristearin tạo bởi glycerol và stearic acid là
A. (C17H33COO)3C3H5 B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C17H31COO)3C3H5 D. (C15H31COO)3C3H5.
Dựa vào công thức phân tử của stearic acid.
Công thức cấu tạo: (C17H35COO)3C3H5.
Đáp án B
1.15
Từ quả đào chín, người ta tách ra được chất A là một ester có công thức phân tử C3H6O2. Khi thủy phân A trong dung dịch NaOH dư, thu được sodium formate và một alcohol. Công thức của A là
A. CH3COOCH3 B. CH3COOC2H5
C. HCOOC2H5 D. HCOOCH3.
Dựa vào sản phẩm thủy phân của A.
Khi thủy phân A trong dung dịch NaOH dư, thu được HCOONa, nên công thức cấu tạo phù hợp là HCOOC2H5.
Đáp án C
1.16
Thủy phân ester no trong dung dịch NaOH thường tạo thành các sản phẩm nào sau đây?
A. Aldehyde và alcohol B. Alcohol và sodium carboxylate.
C. Alcohol và carboxylic acid D. Sodium carboxylate.
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào tính chất hóa học của ester.
Khi thủy phân ester no trong dung dịch NaOH thường tạo ra sodium carboxylate và alcohol
Đáp án B
1.17
Sáp ong do ong thợ tiết ra và xây dựng tạo thành tổ ong để lưu trữ mật ong và bảo vệ ấu trùng (nhộng). Trong sáp ong có chứa thành phần chính là triacontanyl palmitate (C15H31COOC30H61). Ester này thuộc loại
A. không no, đơn chức B. không no, đa chức
C. no, đơn chức D. no, đa chức.
Dựa vào cấu tạo của (C15H31COOC30H61).
Ester này thuộc loại no, đơn chức.
Đáp án C
1.18
Thực hiện phản ứng ester hóa giữa HOOC – COOH với hỗn hợp CH3OH và C2H5OH thu được tối đa bao nhiêu ester hai chức?
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Dựa vào cấu tạo của ester.
Thu được tối đa 3 ester hai chức là: CH3OOC – COOCH3; C2H5OOC – COOC2H5; CH3OOC – COOC2H5.
Đáp án B
1.19
Chất nào sau đây thuộc loại acid béo omega – 3?
Dựa vào công thức phân tử của acid béo omega – 3.
Đáp án B
1.20
Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 1.20 - 1.22
a) Một số ester có mùi thơm, không độc, được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm,…
b) Ester thường ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.
c) Phản ứng xà phòng hóa ethyl acetate là phản ứng thuận nghịch.
d) Trong phản ứng ester hóa giữa carboxylic acid và alcohol, nước tạo thành từ - OH trong nhóm – COOH của acid và H trong nhóm – OH của alcohol.
Dựa vào tính chất của ester.
a) đúng
b) đúng
c) sai, phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.
d) đúng.
1.21
a) Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
b) Chất béo là triester của glycerol với các acid đơn chức.
c) Cho dầu ăn vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch đồng nhất.
d) Phản ứng hydrogen hóa chất béo dùng để chuyển gốc acid béo không no thành gốc acid béo no.
Dựa vào tính chất của chất béo.
a) Đúng
b) sai, chất béo là triester của glycerol với các acid béo.
c) sai, dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
d) đúng.
1.22
a) Các acid béo là acid hữu cơ, có công thức chung là RCOOH trong đó R là hydrogen hoặc gốc hydrocarbon.
b) Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch.
c) Bơ nhân tạo được điều chế bằng phản ứng hydrogen hóa chất béo có trong mỡ động vật.
d) Các chất béo dạng rắn ở nhiệt độ phòng chứa chủ yếu các gốc acid béo no.
Dựa vào tính chất của chất béo.
a) sai, R không thể là H vì gốc hydrocarbon của acid béo từ 12 đến 24 nguyên tử carbon.
b) đúng
c) sai, bơ nhân tạo được điều chế bằng phản ứng hydrogen hóa chất béo lỏng.
d) đúng.
1.23
Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4g ethyl acetate bằng dung dịch NaOH dư, thu được bao nhiêu gam muối sodium acetate?
Dựa vào phản ứng xà phòng hóa ethyl acetate.
n CH3COOC2H5 = \(\frac{{4,4}}{{88}} = 0,05mol\)
CH3COOC2H5 + NaOH \( \to \)CH3COONa + C2H5OH
0,05 0,05
m CH3COONa = 0,05.82 = 4,1g.
1.24
Thực hiện phản ứng ester hóa sau: cho 0,1 mol alcohol tác dụng với 0,1 mol carboxylic acid, có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác.
Đồ thị nào sau đây biểu diễn sự thay đổi số mol (n) alcohol theo thời gian (t)?
Khi phản ứng ester hóa, lượng alcohol giảm dần.
thể hiện sự thay đổi số mol (n) alcohol theo thời gian (t) vì phản ứng ester hóa là phản ứng thuận nghịch
1.25
Methyl butanoate là ester có mùi táo, thu được khi cho butanoic acid tác dụng với methyl alcohol có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác.
a) Phản ứng điều chế ester ở trên là phản ứng thuận nghịch
b) Phản ứng trên có tên gọi là phản ứng xà phòng hóa.
c) Hiệu suất phản ứng có thể đạt tối đa là 100%.
d) Khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng, nếu thêm nước thì lượng ester thu được sẽ tăng lên.
Dựa vào phản ứng điều chế ester.
a) đúng
b) sai, phản ứng ester hóa
c) sai, vì phản ứng thuận nghịch không đạt tối đa là 100%.
d) đúng, vì cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận.
1.26
Sử dụng Hình 1.2 SGK (trang 10)
a) Dầu thực vật thường có hàm lượng gốc acid béo no thấp hơn mỡ động vật.
b) Mỡ lợn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn mỡ bò.
c) Số liên kết đôi trong gốc acid béo của dầu oliu nhiều hơn dầu hướng dương.
d) Khi thực hiện phản ứng hydrogen hóa dầu đậu nành và dầu oliu để tạo bơ thực vật, dầu oliu cần lượng hydrogen nhiều hơn.
a) đúng
b) đúng
c) sai
d) sai
1.27
Cho 0,1 mol butanoic acid tác dụng với 0,1 mol methyl alcohol có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác. Tính khối lượng ester tạo thành. (Giả thiết 67% alcohol chuyển hóa thành ester).
Dựa vào phản ứng điều chế ester.
n C3H7COOCH3 = 0,1.67% = 0,067 mol
m C3H7COOCH3 = 0,067 . 102 = 6,843g
1.28
Số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hết lượng triglycerid có trong 1 g chất béo được gọi là chỉ số ester hóa của loại chất béo đó. Tính chỉ số ester của một loại chất béo chứa 65% tristearin và 23% triolein.
Dựa vào phản ứng xà phòng hóa chất béo
Trong 1g chất béo có 0,65g tristearin và 0,23g triolein.
n tristearin = 0,65 : 890 = 0,00073 mol
n triolein = 0,23 : 884 = 0,00026 mol
số mol KOH là: 0,00073.3 + 0,00026.3 = 0,00297 mol
m KOH = 0,00297.56 =0,16632g = 166,32mg
1.29
Dầu hạt hướng dương có thể được sử dụng để làm bơ thực vật bằng phản ứng hydrogen hóa. Triacylglycerol trong dầu hạt hướng dương chứa hai gốc linoleate và một gốc oleate.
a) Viết công thức cấu tạo thu gọn của các đồng phân triacylglycerol có trong dầu hạt hướng dương.
b) Chất béo được tiêu hóa trong cơ thể qua phản ứng thủy phân với xúc tác enzyme lipase, tạo glycerol và acid béo tương ứng. Sử dụng một trong các đồng phân, viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân dầu hướng dương trong quá trình tiêu hóa.
c) Sử dụng một trong các đồng phân, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi hydrogen hóa hoàn toàn dầu hướng dương để làm bơ thực vật.
Dựa vào tính chất của chất béo.