3.1
Chất nào sau đây thuộc loại ester?
A. HCOOCH3 B. CH3COOH
C. HCOOH D. CH3COCH3
Dựa vào cấu tạo của ester.
HCOOCH3 thuộc loại ester.
Đáp án A
3.2
Số đồng phân cấu tạo của ester có công thức C4H8O2 là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Dựa vào cấu tạo của ester.
HCOOCH2CH2CH3 (1); HCOOCH(CH3)2 (2); CH3COOC2H5 (3); C2H5COOCH3 (4).
Đáp án C
3.3
Ester được tạo bởi ethanol và formic acid có công thức cấu tạo là
A. HCOOCH3 B. CH3COOC2H5.
C. HCOOC2H5 D. CH3COOCH3
Dựa vào cấu tạo của ester.
Ester được tạo bởi ethanol và formic acid có công thức cấu tạo là: HCOOC2H5.
Đáp án C
3.4
Acid nào sau đây thuộc loại acid béo?
A. HCOOH B. CH3COOH
C. C2H5COOH D. C17H31COOH.
Các acid béo có số nguyên tử C từ 12 đến 24.
C17H31COOH thuộc acid béo.
Đáp án D
3.5
Chất nào sau đây thường được dùng làm xúc tác cho phản ứng điều chế ester từ carboxylic acid và alcohol?
A. Hydrochloric acid B. Sulfuric acid
C. Sulfurous acid D. Nitric acid.
Dựa vào phản ứng điều chế ester.
Sulfuric acid làm chất xúc tác cho phản ứng điều chế ester.
Đáp án B
3.6
Thủy phân methyl propanoate trong môi trường acid thu được sản phẩm gồm:
A. CH3COOH và C3H7OH B. CH3COOH và C2H5OH.
C. C2H5COOH và C2H5OH D. C2H5COOH và CH3OH.
Dựa vào phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid.
Methyl propanoate: C2H5COOCH3 thủy phân trong môi trường acid thu được C2H5COOH và CH3OH.
Đáp án D
3.7
Chất nào sau đây là thành phần chính của xà phòng?
A. C6H5COONa B. C17H35COONa
C. CH3[CH2]11OSO3Na D. CH3[CH2]11SO3Na.
Xà phòng là muối của sodium hoặc potassium với acid béo.
C17H35COONa là thành phần chính của xà phòng.
Đáp án B
3.8
Ethyl propanoate là ester tạo nên mùi thơm đặc trưng của quả dứa. Công thức của ethyl propanoate là
A. CH3COOC2H5 B. C2H5COOCH2CH2CH3
C. CH3COOCH2CH2CH3 D. C2H5COOC2H5.
Dựa vào danh pháp của ester.
Ethyl propanoate: C2H5COOC2H5.
Đáp án D
3.9
Công thức cấu tạo nào sau đây là của chất béo glyceryl trioleate (triolein)?
A. (C17H35COO)3C3H5 B. (C17H33COO)3C3H5
C. (C17H31COO)3C3H5 D. (C16H33COO)3C3H5.
Dựa vào cấu tạo của chất béo.
Triolein có công thức cấu tạo là: (C17H33COO)3C3H5.
Đáp án B
3.10
Quần áo bị dính bẩn bởi dầy luyn (dầu nhớt). Nên sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ vết bẩn đó?
A. Dung dịch muối ăn B. Chất giặt rửa tổng hợp
C. Dung dịch HCl D. Dung dịch NaOH.
Dựa vào tính giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa.
Quần áo bị dính bẩn nên sử dụng chất giặt rửa tổng hợp.
Đáp án B
3.11
Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 3.11 - 3.12
a) Acid béo thường có gốc hydrocarbon mạch dài, có số nguyên tử carbon lẻ.
b) Khi xà phòng hóa chất béo, sản phẩm thu được là glycerol và các acid đơn chức.
c) Chất béo có nhiều gốc aicd no thường ở dạng rắn, còn chất béo có nhiều gốc acid không no thường ở dạng lỏng.
d) Acid béo omega – 3 là các acid béo không no có liên kết đôi đầu tiên ở vị trí số 3 nếu đánh số từ nhóm carboxyl ( - COOH)
Dựa vào tính chất của acid béo và chất béo.
a) sai, có số nguyên tử carbon chẵn.
b) sai, sản phẩm thu được là muối của acid béo.
c) đúng.
d) sai
3.12
a) Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có phần kị nước là gốc hydrocarbon mạch dài
b) Xà phòng là muối của carboxylic acid với sodium, potassium.
c) Một số chất giặt rửa tổng hợp khó phân hủy sinh học.
Advertisements (Quảng cáo)
d) Khi giặt quần áo bằng nước cứng nên sử dụng chất giặt rửa tổng hợp.
Dựa vào tính chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
a) đúng
b) sai, muối của acid béo.
c) đúng
d) đúng.
3.13
Thực hiện phản ứng xà phòng hóa 100kg chất béo chứa 80% tristearin, còn lại là các tạp chất không phản ứng, thu được bao nhiêu kilogam sodium stearate? (Biết hiệu suất phản ứng xà phòng hóa là 90%).
Dựa vào phản ứng điều chế xà phòng.
m tristearin trong 100kg chất béo là: 100.80% = 80kg
n tristearin = 80 : 890 = 0,09 k.mol
n C17H35COONa = 0,09.3.90% = 0,24 k.mol
m C17H35COONa = 74,26kg
3.14
Dầu mỡ khi chiên rán nhiều lần thường có mùi khó chịu do nguyên nhân chính là dầu mỡ bị
A. thủy phân B. xà phòng hóa
C. oxi hóa D. hydrogen hóa.
Dựa vào tính chất hóa học của dầu mỡ.
Do bị oxi hóa nên dầu mỡ có mùi khó chịu.
Đáp án C
3.15
Xà phòng hóa chất béo nào sau đây thu được sodium stearate?
A. (C17H35COO)3C3H5 B. (C17H33COO)3C3H5
C. (C17H31COO)3C3H5 D. (C16H33COO)3C3H5.
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.
Xà phòng hóa (C17H35COO)3C3H5 thu được sodium stearate.
Đáp án A
3.16
Cho vàoo ba ống nghiệm, mỗi ống 1 ml ethyl acetate, sau đó cho vào mỗi ống các chất sau:
- Ống nghiệm (1): 2 ml nước cất.
- Ống nghiệm (2): 2ml dung dịch H2SO4 20%.
- Ống nghiệm (3): 2ml dung dịch NaOH 30%.
Lắc đều ba ống nghiệm rồi đặt ba ống trong nồi cách thủy ở nhiệt độ 60 – 70oC. Sau một thời gian, thể tích lớp ester còn lại trong ba ống theo thứ tự giảm dần là:
A. (3) > (2) > (1) B. (2) > (3) > (1) C. (1) > (2) > (3) D. (1) > (3) > (2).
Dựa vào tính chất của ester.
ống nghiệm (2) tách thành CH3COOH và C2H5OH
ống nghiệm (3) tách thành CH3COONa tan trong nước và C2H5OH.
Vậy lớp ester còn lại trong ba ống nghiệm theo thứ tự giảm dần là: (1) > (2) > (3).
Đáp án C
3.17
Xà phòng hóa hoàn toàn 4,42g triglyceride X bằng dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp các muối sodium linoleate, sodium oleate và sodium stearate. Hydrogen hóa hoàn toàn X cần dùng n lít khi hydrogen ở điều kiện chuẩn. Tính giá trị m, n.
Dựa vào phản ứng xà phòng hóa chất béo.
Triglyceride X là:
n X = 4,42 : 898 = 0,005 mol
Trong X có 3 liên kết π (C=C).
m muối = m C17H35COONa + m C17H33COONa + m C17H31COONa
= 0,005.306 + 0,005.304 + 0,005.302 = 4,56g
V H2 = 0,005.3.24,79 = 0,37185 lít.
3.18
Một loại dầu thực vật trong đó thành phần chất béo chứa hai gốc linoleate, một gốc oleate và thành phần phần trăm khối lượng chất béo trong dầu thực vật là 88%. Tính chỉ số ester của dầu thực vật đó.
Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.
Công thức của chất béo là: (C17H31COO)2(C17H33COO)C3H5.
M chất béo = 880.
Giả sử lấy 1g dầu hướng dương có 0,88g chất béo \( \to \)n chất béo = 0,001 mol
n KOH = 3.0,001 = 0,003 mol
m KOH = 0,003.56 = 168.10-3(g) = 168mg
Vậy chỉ số ester hóa của dầu hướng dương là 168.
3.19
Tổng số kilocalo (kcal) và tổng số gam chất béo trong một số thức ăn nhanh được liệt kê ở bảng dưới đây.
a) Tính lượng kcal được cung cấp từ chất béo trong mỗi loại thức ăn nhanh, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị. (Biết rằng 1g chất béo giải phóng 9 kcal).
b) Trong các loại thức ăn đó, thức ăn nào có tỉ lệ % chất béo đóng góp nhiều nhất vào tổng năng lượng của thức ăn.
c) Trong các thức ăn trên, thức ăn nào có nguy cơ gây béo phù biết rằng chế độ ăn uống phù hợp để tránh béo phì, chất béo nên chiếm 20% - 35% tổng năng lượng cung cấp từ thức ăn.
Dựa vào thông tin được cung cấp trong bảng.
a)
Thức ăn nhanh |
Lượng kcal |
% năng lượng do chất béo đóng góp |
Thịt gà chiên rán |
46.9 = 414 |
\(\frac{{414}}{{830}}.100\% \approx 50\% \) |
Bánh mì kẹp phô mai |
29.9 =261 |
\(\frac{{261}}{{520}}.100\% = 50\% \) |
Bánh mì kẹp hamburger |
7.9 = 63 |
\(\frac{{63}}{{254}}.100\% \approx 25\% \) |
Bánh pizza |
18.9 = 162 |
\(\frac{{162}}{{560}}.100\% = 29\% \) |
Khoai tây chiên |
13.9 = 117 |
\(\frac{{117}}{{279}}.100\% \approx 42\% \) |
Một chiếc xúc xích cỡ lớn |
18.9 = 162 |
\(\frac{{162}}{{180}}.100\% \approx 90\% \) |
b) Xúc xích có tỉ lệ % chất béo đóng góp nhiều nhất vào tổng năng lượng của thức ăn.
c) Thịt gà chiên rán, bánh mì kẹp phô mai, khoai tây chiên, xúc xích cỡ lớn là các thức ăn dư thừa chất béo, có thể gây nên bệnh béo phì.