So sánh bản chất hoá học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm :
a) Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.
b) Điện phân dung dịch AgNO3với các điện cực bằng đồng.
a) Thí nghiệm 1: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Cu khử trực tiếp Ag+ thành Ag, Cu bị oxi hoá thành Cu2+
Advertisements (Quảng cáo)
b) Thí nghiệm 2 :
\(4AgN{O_3} + {\rm{ }}2{H_2}O\buildrel {dp{\rm{dd}}} \over
\longrightarrow {\rm{ }}4Ag{\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2} + {\rm{ }}4HN{O_3}\)
Ở catot, Ag+ bị khử thành Ag. Ở anot, Cu bị oxi hoá thành Cu2+ tan vào dung dịch. Sau khi các ion Ag+ có trong dung dịch AgNO3 bị khử hết sẽ đến lượt các ion Cu2+ bị khử thành Cu bám trên catot.
Trong hai thí nghiệm :
Giống nhau : các phản ứng đều là phản ứng oxi hoá - khử.
Khác nhau : ở thí nghiệm 1, phản ứng oxi hoá - khử không cần dòng điện, ở thí nghiệm 2, phản ứng oxi hoá - khử xảy ra nhờ có dòng điện một chiều.