Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 (sách cũ) 0Soạn bài Những đứa con trong gia đình SBT Văn 12 tập...

0Soạn bài Những đứa con trong gia đình SBT Văn 12 tập 2( câu 1, 2, 3, 4 trang 28 SBT Văn 12...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 28 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 12 tập 2. Soạn bài Những đứa con trong gia đình SBT Ngữ Văn 12 tập 2 -

1. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, nhân vật chú Năm nói : “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi ngưới một khúc mà ghi vào đó”.

Hãy phân tích và chứng minh rằng, trong truyện ngắn này đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những thế hệ ông cha đến đời chị em Chiến, Việt

Câu nói của chú Năm : “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó” đã khái quát một trong những phương diện cơ bản nhất chủ đề của truyện Những đứa con trong gia đình. Nguyễn Thi, qua thiên truyện ngắn này, đã khám phá, phân tích và lí giải sức mạnh, chiến công của thế hệ trẻ miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước không chỉ ở tinh thần của thời đại mà còn ở nguồn gốc sâu xa trong truyền thống gia đình. Chính sự hoà quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, thực sự đã có một dòng sông của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy đã liên tục chảy từ các thế hệ ông cha đến thế hệ của những chiến sĩ trẻ anh dũng thời kì chống Mĩ cứu nước. Trong quan niệm của Nguyễn Thi, mỗi con người, mỗi đời người trong một gia đình là một khúc sông trong dòng sông truyền thống.

Khi phân tích và chứng minh ý niệm về một dòng sông truyền thống gia đình của Chiến và Việt liên tục chảy, cần làm rõ những con người thuộc các thế hệ nối tiếp nhau:

- Hình tượng chú Năm và má Việt.

- Hình tượng Chiến và Việt.

2. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình viết về truyền thống nào của gia đình Chiến và Việt ? Phân tích và so sánh tính cách nhân vật Chiến và Việt để làm rõ truyền thống của gia đình được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong những đứa con.

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình nói về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thuỷ chung son sắt với quê hương, cách mạng. Truyền thống đó đã gắn bó những con người trong gia đình này với nhau. Chính sự hoà quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Bài tập yêu cầu phân tích và so sánh tính cách nhân vật Chiến và Việt để làm rõ truyền thống của gia đình được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong những đứa con.

a) Nhân vật Chiến có nhiều nét giống má (vóc dáng, đức tính gan góc, đảm đang, tháo vát). Tuy vẫn có lúc còn rất “trẻ con” (tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc, tranh đi tòng quân với em), nhưng vẫn ý thức được mình là chị (nhường nhịn em, thương em, lo cho em). Chiến đúng là một cô gái mói lớn, một người chị. Qua ngòi bút Nguyễn Thi, ta thấy Chiến là một tính cách khá đa dạng: vừa là cô gái mới lớn tính khí còn rất “trẻ con”, vừa là người chị biết nhường em, biết lo toan, đảm đang, tháo vát.

So với người mẹ, Chiến có những nét mới của thế hệ sau : hồn nhiên, vui tươi, hay cười, thích làm dáng. Chiến bắn tàu giặc từ khi còn nhỏ, đi đánh giặc với lời thề : "Nếu giặc còn thì tao mất”.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Tính cách Việt có nét riêng dễ mến của một cậu con trai mới lớn, tính tình ngây thơ rất trẻ con, hiếu động. Nếu Chiến luôn biết nhường nhịn em, thì trái lại, Việt hay tranh giành phần hơn với chị. Việt rất thích đi câu cá, bắn chim và đến khi đi bộ đội vẫn đem theo cả cái súng cao su ở trong túi. Việt thương chị theo cách rất trẻ con (giấu chị, sợ mất chị). Mọi công việc trong nhà, Việt đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày lên đường, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà còn Việt thì vô tư, “lăn kềnh ra ván, cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết.

Tuy vẫn còn có vẻ hồn nhiên, vô tư nhưng Việt cũng thật đường hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường. Trong dòng sông truyền thống, Việt là con sóng vươn xa nhất, là người tiêu biểu nhất cho tinh thần cách mạng.

3. Bài tập 1, trang 64,SGK.

Phân tích đối thoại giữa Chiến và Việt trước ngày nhập ngũ. Tâm lí và tính cách của mỗi nhân vật thể hiện như thế nào qua đoạn đối thoại này?

Đoạn đối thoại của Chiến và Việt đêm trước ngày nhập ngũ rất sinh động, thể hiện rõ tính cách và cá tính của từng nhân vật. Cùng thương má, cùng mang mối thù chung của gia đình, cùng quyết tâm giết giặc, nhưng Chiến thì tỏ rõ tính cách, cá tính của người chị, một cô gái mới lớn, còn Việt thì tính cách, cá tính vẫn còn rất “trẻ con”, là cậu con trai vô tư, hồn nhiên.

4. Phân tích nhân vật má Việt.

Khi phân tích nhân vật má Việt, cần chú ý những điểm sau :

- Má Việt là người phụ nữ đảm đang, lam lũ, tần tảo (chú ý những chi tiết miêu tả ngoại hình); rất mực thương chồng, thương con.

- Gan góc, bất khuất, căm thù giặc sâu sắc, đầy nhiệt tình cách mạng.

- Má Việt là hiện thân của truyền thống gia đình, là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng về người phụ nữ nông dân Nam Bộ trong thời kì chống Mĩ cứu nước : cuộc sống chồng chất những đau thương nhưng rất đỗi kiên cường, cao cả.

Qua hình tượng má Việt (và các hình tượng nhân vật khác trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình), có thể thấy rõ tài năng của Nguyễn Thi trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật sống động, và nhất là thấy rõ tấm lòng yêu thương, gắn bó sâu sắc với người nông dân Nam Bộ của nhà văn. Ông thật xứng đáng với danh hiệu “nhà văn của người nông dân Nam Bộ” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Văn 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)