Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 (sách cũ) Ôn tập phần Văn học SBT Văn 12 tập 2: Giải câu...

Ôn tập phần Văn học SBT Văn 12 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 106...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 106 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 12 tập 2. Soạn bài Ôn tập phần Văn học SBT Ngữ Văn 12 tập 2 -

1. Hãy thống kê toàn bộ các tác phẩm văn học Việt Nam trong SGK Ngữ văn 12, phân loại thành các nhóm theo thời điểm ra đời (thuộc giai đoạn văn học nào) và thể loại văn học.

Khi thống kê các tác phẩm thành những nhóm khác nhau, cần ghi rõ tên tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của mỗi tác phẩm và sắp xếp chúng theo đúng trật tự thời gian.

2. Ôn lại những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. Hãy chọn phân tích một tác phẩm văn xuôi và một tác phẩm thơ ca để làm rõ từng đặc điểm đó.

Cần nắm vững ba đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 :

- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

- Nền văn học hướng về đại chúng.

- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Khi chọn và phân tích một tác phẩm văn xuôi và một tác phẩm thơ để làm rõ một đặc điểm chủ yếu nào đó của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, cần phải chọn được tác phẩm tiêu biểu. Có nhiều tác phẩm có thể minh hoạ cho cả ba đặc điểm (có thể chọn cả tác phẩm trong chương trình THCS). Không chỉ nêu dẫn chứng mà còn phải phân tích để làm rõ đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn nói trên thể hiện trong tác phẩm.

3. Phân tích và so sánh tư tưởng nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).

Các truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đều viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại nhằm thể hiện những chủ đề riêng, đồng thời cũng bộc lộ những nét riêng về tư tưởng nhân đạo.

a) Những nét riêng về tư tưởng nhân đạo trong Vợ nhặt

- Cảm thông với tình trạng đói khổ cùng cực của người nông dân lao động.

- Khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân lao động. Trong cảnh cùng đường, đói khát, họ vẫn cưu mang, đùm bọc lẫn nhau.

- Thể hiện khát vọng đầy tính nhân bản của con người. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, người dân lao động vẫn không mất hết niềm tin, vẫn khao khát có một mái ấm gia đình, khao khát hạnh phúc.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Những nét riêng về tư tưởng nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ

- Lên án những thế lực phong kiến miền núi (cường quyền và thần quyền) chà đạp lên quyền sống của con người.

- Cảm thông với số phận đau khổ của người dân vùng núi Tây Bắc.

- Phát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, khẳng định sức sống tiềm tàng cũng như hạnh phúc chân chính của người dân miền núi Tây Bắc.

4. Quá trình đổi mói của văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến hết thế kỉ XX diễn ra như thế nào ? Hãy chỉ ra nội dung cơ bản và thành tựu bước đầu của quá trình đổi mới đó.

Quá trình đổi mới của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX, về đại thể, diễn ra qua hai chặng đường với những nội dung cơ bản và thành tựu bước đầu như sau :

- Chặng đường từ sau năm 1975 đến năm 1986 : Tuy có ít nhiều đổi mới về đề tài, cách tiếp cận hiện thực đời sống, nhưng văn học chủ yếu vẫn vận động theo quán tính cũ; xuất hiện một số tác phẩm phản ánh mặt tiêu cực của xã hội.

- Chặng đường từ năm 1986 đến năm 2000 : Văn học đổi mới ngày càng sâu sắc trong ý thức của nhà văn (đối với hiện thực, đối với công chúng, đối với trách nhiệm của người cầm bút), đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới cách viết, thi pháp...

Thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn tự sau năm 1975 đên hết thế kỉ XX được thể hiện nổi bật hơn ở các thể loại văn xuôi (truyện ngắn, tiểu thuyết).

5. Hãy chỉ ra những yếu tố đổi mới trong các tác phẩm văn học Việt Nam ra đời sau năm 1975 : Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và Một người Hà Nội (Nguyễn Khải).

Muốn thấy được những yếu tố đổi mới trong các truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xaMột người Hà Nội, cần phải so sánh với đặc điểm của văn học giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975.

a) Ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, sự đổi mới thể hiện ở quan niệm về hiện thực đời sống, về tư tưởng và tâm lí con người không còn đơn giản như nhiều sáng tác văn học giai đoạn trước đó; mà trái lại, đầy nghịch lí và bí ẩn, đòi hỏi nhà văn phải tìm hiểu thấu đáo mói có thể nhận ra được.

b) Truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tính cách của người Hà Nội qua bao biến động, thăng trầm của đất nước ; đề cao truyền thống thanh lịch của Hà Nội nghìn năm văn hiến. Đó là ý thức tự trọng, nếp sống thanh lịch, trang nhã, đẹp và sang của người Hà Nội. Những tác phẩm văn học trước năm 1975 chưa có điều kiện đề cập đến nội dung tư tưởng đó.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Văn 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)