1. Nhận xét về số tiếng, nhịp, vần và thanh trong khổ thơ đề từ của bài thơ Nay đã phù sa của Chế Lan Viên:
Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay không trôi mất
Cho đến được lúa vàng đất mật
Phải trên lòng bao trận gió mưa qua.
Khổ thơ có bốn câu, không giống thể thất ngôn tứ tuyệt vì câu 3 có 7 tiếng, các câu khác có tới 8 tiếng.
- Về vần : có hai vần bao nhau : câu 1 và câu 4 hiệp vần - vần cách (vần a), câu 2 và câu 3 hiệp vần - vần liền (vần ât).
- Về nhịp : mỗi câu ngắt nhịp 3/5 (câu 8 tiếng) hoặc 3/4 (câu 7 tiếng).
- Về thanh : câu 1 và câu 4 giống nhau về thanh ở các tiếng 2, 4, 6 (B - B - T), câu 2 và câu 3 đối nhau ở các tiếng 2,4, 6 (B - B - B / T - T - T).
2. Hãy so sánh số câu, số tiếng, hiệp vần và hài thanh của khổ thơ trên vói bài thơ thất ngôn tứ tuyệt sau của Hồ Chí Minh :
Mộ
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Son thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
Dịch thơ :
Chiều tối
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Nam Trân dịch)
Bài thơ Mộ và bài thơ dịch Chiều tối đều thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt, theo đúng niêm luật của thể thơ này :
- Về số tiếng : mỗi câu thơ chỉ có 7 tiếng.
- Về vần : hiệp vần giữa hai tiếng cuối của câu 2 và câu 4.
- Về thanh : câu 1 và câu 4 giống nhau về thanh ở các tiếng 2, 4, 6 (T - B - T), câu 2 và câu 3 giống nhau về thanh ở các tiếng 2, 4, 6 (B - T - B).
Từ những gợi ý trên, anh (chị) hãy so sánh khổ thơ đề từ (ở bài tập 1) với bài Mộ và bài thơ dịch Chiều tối theo yêu cầu của đề.
3. Ngắt nhịp cho những câu thơ và phân biệt vần chân, vần lưng trong đoạn thơ sau :
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
(Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Các câu thơ trong bài này gần giống thể lục bát, nhưng không giống hoàn toàn mà có những sáng tạo :
- Về số tiếng : lần lượt câu 6 rồi câu 8.
- Về nhịp : mỗi câu đều có thể ngắt nhịp 2/2, nhưng riêng câu 4, nhịp là 3/5 : váy nhuộm bùn/áo nhuộm nâu bốn mùa.
- Về vần : mỗi cặp 6-8 đều có cả vần chân và vần lưng : đào - thao, dầu - bầu, bầu - nâu, mùa - chua, chua - đưa, trời - người, người - lời.
4. Hãy nhận xét về khổ thơ, số tiếng, vần và nhịp trong đoạn thơ sau :
Mấy hôm trước còn hoa
Mới thơm đây ngào ngạt,
Thoáng như một nghi ngờ
Advertisements (Quảng cáo)
Trái đã liền có thật.
Ôi ! Từ không đến có
Xảy ra như thế nào ?
Nay má hây hây gió
Trên lá xanh rào rào.
(Xuân Diệu, Quả sấu non trên cao)
Đoạn trích nằm trong bài thơ dài có 9 khổ thơ :
- Về số tiếng : mỗi khổ thơ có 4 câu, mỗi câu đều có 5 tiếng, gần giống thể thơ ngũ ngôn.
- Về vần : trong 2 khổ trích dẫn có vần cách : ngạt/ thật, có/gió, nào /rào.
- Về nhịp : nhiều câu thơ có thể ngắt nhịp 3/2, nhưng có câu nhịp khác :
Nay / má hây hây gió hoặc Nay / má / hây hây gió ; Ôi ! / Từ không đến có - Xảy ra như thế nào ?...
5. Hãy nhận xét về những phương diện : số tiếng, số câu, khổ thơ, nhịp và vần trong đoạn thơ sau.
Trên đường ta đi đánh giặc
Ta về Nam hay ta lên Bắc,
Ở đâu
Cũng gặp
Những ngọn đèn dầu
Chong mắt
Đêm thâu
Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
Như những tâm hồn không bao giờ tắt,
Như miền Nam
Hai mươi năm
Không đêm nào ngủ được,
Như cả nước
Với miền Nam
Đêm nào cũng thức.
(Chính Hữu, Ngọn đèn đứng gác)
Bài này thuộc thể thơ tự do. Thể thơ tự do không hạn định về khổ thơ, về số câu trong bài, số tiếng trong mỗi dòng, nhưng nhịp và vần thì ở nhiều trường hợp vẫn đóng vai trò nhất định.
- Cả bài thơ có chia khổ : 5 khổ, nhimg số câu (dòng) ở mỗi khổ không giống nhau. Trong đoạn trích, khổ 1 có 7 câu (dòng), khổ 2 có 8 câu (dòng) (các khổ còn lại đều chỉ có 4 câu (dòng) mỗi khổ).
- Về số tiếng ở mỗi dòng thơ : 2 tiếng hoặc 3, 4, 5, 6 tiếng, có dòng tới 8, 9 tiếng.
- Về vần : có vần liền, vần cách, vần chính và cả vần thông (bắc, gặp, mắt).
- Về nhịp : rất linh hoạt. Nhịp tuỳ thuộc vào sô tiếng trong mỗi dòng thơ và tuỳ thuộc nội dung được diễn tả :
Trên đường/ ta đi đánh giặc
Ta về Nam / hay ta lên Bắc
6. Bài thơ Miếng trầu sau đây có phải là bài thơ “bốn câu ba vần” không ?
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
(ThơHồ Xuân Hương, NXB Văn học, 2012, tr.15)
Bài thơ của Hồ Xuân Hương đúng là “bốn câu ba vần” :
- Cả bài chỉ có 4 câu (thất ngôn tứ tuyệt).
- Có ba tiếng hiệp vần ở các câu 1,2,4 (hôi, rồi, vôi).