1. Bài tập 1, trang 79, SGK.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
Pá Tra hất tay, nói:
- Quân ăn cướp làm mất bò tao. A Sử! Đem súng đi lấy con hổ về.
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
Câu hỏi:
a) Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì:
(1) Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?
(2) Lời đáp đó thừa thông tin gì so với yêu cầu câu hỏi?
(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý gì và thể hiện sự khôn khéo như thế nào?
b) Từ sự phân tích trên, hãy nhớ lại kiến thức đã học ở Trung học cơ sở: Thế nào là hàm ý? Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học ở Trung học cơ sở, thì ở đoạn trích trên, A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng (lượng tin) khi giao tiếp như thế nào?
a) Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì :
(1) Lời đáp đó thiếu thông tin cần thiết về việc mất bò và số lượng bò bị mất.
(2) Lời đáp đó thừa thông tin về dự định ỉấy súng đi bắn hổ của A Phủ.
(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công nhận việc để hổ bắt mất bò, nhưng lại khôn khéo ở chỗ hứa hẹn sẽ lấy công chuộc tội : lấy súng đi bắn hổ và việc đó có thể có lợi hơn nhiều so với con bò bị mất.
b) Rút ra nhận định : Hàm ý là những thông tin mà người nói không trực tiếp biểu lộ bằng từ ngữ trong câu nói, mà chỉ ngụ ý, và người nghe tự suy ra, rồi lĩnh hội. Trong đoạn trích, A Phủ đã cố ý vi phạm phương châm về lượng (nói vừa thiếu lượng tin cần thiết, vừa thừa lượng tin so với yêu cầu của câu hỏi).
2. Bài tập 2, trang 99 - 100, SGK.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
Khi hắn ngừng nói đã được một lúc khá lâu, Từ mới làm như chợt nhớ:
- Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?
- À phải! Hôm nay mồng ba... Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên... Tôi phải đi xuống phố.
Từ nhắc khéo:
Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...
Hộ sầm mặt lại:
- Tiền nhà... tiền giặt... tiền thuốc... tiền nước mắm... Còn chịu tất! Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết tiền. May mà còn có đất mua chịu được.
(Nam Cao, Đời thừa)
a) Câu hỏi đầu tiên của Từ là hỏi về thời gian, nhưng thực chất là gián tiếp thực hiện hành động nhắc nhở chồng là đã đến ngày hằng tháng đi nhận tiền nhuận bút. Điều này thì Hộ đã suy ra được và thể hiện ở câu trả lời.
b) Câu nhắc khéo (ở lượt lời thứ hai) của Từ thực chất là thể hiện hàm ý : mong Hộ đi nhận tiền về để trả nợ tiền thuê nhà và các khoản chi phí khác trong cuộc sống gia đình.
c) Ở cả hai lượt lời của mình, Từ đều tránh nói trực tiếp đến những vấn đề “cơm áo gạo tiền”, mà chỉ gợi ý để Hộ suy ra. Cách nói theo kiểu hàm ý như vậy là cách nói tế nhị, tránh được sự phản ứng bực bội của chồng, cũng tránh bị mang tiếng là vợ điều khiển chồng (Từ không trực tiếp giục chồng đi nhận tiền về để trả nợ và chi tiêu trong gia đình).
3. Trong đoạn thơ sau, người con gái dùríg nhiều câu hỏi đối với người con trai nhằm mục đích để hỏi hay nhằm thực hiện hành động nói nào khác ? (Nói cách khác, người con gái có hàm ý gì khi đặt ra những câu hỏi với người con trai ?)
Advertisements (Quảng cáo)
Anh ạ ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây ?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay ?
(Nguyễn Bính, Mưa xuân)
Trong đoạn thơ của Nguyễn Bính, cô gái (em) hai lần dùng câu hỏi đối với chàng trai (anh), nhưng không phải nhằm mục đích để hỏi, mà thực chất thông qua hình thức hỏi, cô ngụ ý trách chàng trai đã sai hẹn ước, không trở lại để hai người được gặp nhau.
4. Trong đoạn hội thoại sau đây giữa nhà tư bản và anh đĩ Mùi, lời đầu tiên có dạng câu hỏi nhưng hàm ý gì ? Nhờ đâu ta biết được điều đó ?
Nhà tư bản : - Này bác, bác có thể gánh thuê cho tôi hai cái va-li này đến ga được không?
Anh đĩ Mùi : - Có nặng không thưa ông ?
Nhà tư bản :- Hơi nặng, nhưng gánh thì cũng cân.
Anh đĩ Mùi : - Được ông để nhà cháu gánh giúp.
(Nguyễn Công Hoan, Thẳng điên)
Trong hội thoại, nhiều khi người nói dùng hành động nói này nhưng để thực hiện hành động nói khác. Cách dùng gián tiếp như vậy cũng tạo ra hàm ý. Trong đoạn trích, nhà tư bản dùng câu hỏi đối với anh đĩ Mùi, nhưng hàm ý là nhờ anh ta gánh hộ hai cái va-li. Anh đĩ Mùi đã hiểu hàm ý đó và nhận lời giúp sau khi đã hỏi lại để xác định khả năng giúp của mình.
5. Trong đoạn hội thoại sau đây, bác Phô gái trình bày tình hình sức khoẻ của chồng với ông lí để nhằm mục đích gì ? Mục đích đó được bác nói ra một cách tường minh hay chỉ ở trạng thái hàm ỷ ? Ông lí có nhận ra hàm ỷ đó không ?
Bác Phô gái : - Thưa thầy, giá nhà con khoẻ khoắn, thì nhà con chả dám kêu. Nhưng, thưa thầy, từ đây lên huyện, những chín cây lô mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan gia.
Ông lí : - Đây không biết, mà đây cũng không nghe đâu. Vợ chồng thu xếp với nhau thế nào, đây mặc kệ !
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Lời thuật lại tình trạng sức khoẻ người chồng của bác Phô gái không phải để thông báo cho ông lí biết điều đó, mà nhằm mục đích van xin ông lí tha cho bác Phô trai không phải lên huyện để xem đá bóng. Bác Phô gái không dám nói trực tiếp điều đó với ông lí, mà chọn cách nói gián tiếp. Van xin bằng hình thức kể lể cũng là cách nói có hàm ý.
6. Xác định và phân tích những câu có hàm ý trong đoạn văn sau :
- […] Thế còn anh, anh nghĩ gì về người dân bảo hộ của chúng ta nào ?
- Ích cho chúng ta lắm đấy. Cái lò ở Găng-be đã bán rồi. Cái rương của Hê-ra Miếc-ten cũng đã thanh toán rồi. Vụ án người bị chặt ra từng khúc thì không thu hút được công chúng lắm vì không thuộc giới thượng lưu. Và thế là cái kho giải trí của chúng ta sắp cạn ráo như B.Đ.D. vậy. Nhật báo chẳng còn cái gì để bôi bác lên giấy cá. Đúng lúc đó thì...
- Đổi xe ở đây chứ, anh yêu ơi ?
- Không, ga sau. Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta.
(Nguyễn Ái Quốc, “Vi hành”)
Cô gái hỏi về ý nghĩ của chàng trai đối với người dân bảo hộ (người An Nam - vua Khải Định), nhưng trong lời đáp, chàng trai lại nói đến những chuyện xa lạ, không liên quan gì (theo nghĩa tường minh) đến câu hỏi (cố ý vi phạm nguyên tắc quan hệ) : cái lò, cái rương, vụ án người bị chặt ra từng khúc... Tuy nhiên, xét theo hàm ý thì tất cả những chi tiết đó đều có mối liên hệ với nhau. Chàng trai muốn nói rằng : người dân bảo hộ (vua Khải Định lúc đó sang thăm nước Pháp), cũng như cái lò, cái rương, vụ án... chẳng qua chỉ là những câu chuyện mà báo chí mua vui cho độc giả Pháp lúc đó. Hàm ý này đã được chàng trai phần nào tường minh hoá ở lượt lời sau đó (Đúng lúc đó - lúc cái kho giải trí sắp cạn kiệt - thì có một anh vua đến với chúng ta).
7. Phân tích hàm ý trong câu trả lòi ở truyện cười sau :
CÂU TRẢ LỜI TẾ NHỊ
Một phụ huynh học sinh hỏi thầy giáo dạy con trai mình .
- Thầy vui lòng cho biết cháu trai của tôi học môn Lịch sử ra sao ? Khi còn đi học, tôi không thích môn này. Thậm chí đã có lần tôi phải thi lại môn đó !
- Thưa ông, lịch sử đang lặp lại ! - Thầy giáo trả lời.
(Theo Tiếng cười thế giới, NXB Văn học, Hà Nội, 2007, tr. 28)
Câu trả lời hóm hỉnh và có hàm ý thú vị :
- Dùng từ lịch sử phù hợp với câu chuyện về việc học môn Lịch sử.
- Nói lịch sử đang lặp lại là có hàm ý rằng : con ông phụ huynh cũng học môn Lịch sử kém như cha nó trước đây. Thầy giáo không trả lời thẳng là có ý tế nhị, tránh nói đến điều không hay.