Trang chủ Lớp 12 SGK Toán 12 - Cánh diều Giải mục 1 trang 5, 6, 7 Toán 12 tập 1 –...

Giải mục 1 trang 5, 6, 7 Toán 12 tập 1 - Cánh diều: Phương trình \(f’\left( x \right) = 0\) có bao nhiêu nghiệm ?...

Giải chi tiết HĐ1, LT1, LT2, HĐ2, LT3, LT4 mục 1 trang 5, 6, 7 SGK Toán 12 tập 1 - Cánh diều Bài 1. Tính đơn điệu của hàm số. Nhận biết tính đơn điệu của hàm số bằng dấu của đạo hàm... Phương trình \(f’\left( x \right) = 0\) có bao nhiêu nghiệm ?

Hoạt động1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 5

a) Nêu định nghĩa hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến trên tập \(K \subset \mathbb{R}\), trong đó K là một khoảng, đoạn hoặc nửa khoảng.

b) Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^2}\) có đồ thị như Hình 2.

- Xác định khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số đó.

- Xét dấu đạo hàm \(f’\left( x \right) = 2x\).

- Nêu mối liên hệ giữa sự đồng biến, nghịch biến của hàm số \(f\left( x \right) = {x^2}\) và dấu của đạo hàm \(f’\left( x \right) = 2x\) trên mỗi khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right),\left( {0; + \infty } \right)\).

- Hoàn thành bảng biến thiên sau:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào định nghĩa hàm số đồng biến, nghịch biến trên tập K

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Cho K là một khoảng, một đoạn hoặc một nửa khoảng và \(f\left( x \right)\) là hàm số xác định trên K.

- Hàm số \(f\left( x \right)\) được gọi là hàm số đồng biến trên K nếu với mọi \({x_1},{x_2}\) thuộc K và \({x_1} < {x_2}\) thì \(f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)\).

- Hàm số \(f\left( x \right)\) được gọi là hàm số đồng biến trên K nếu với mọi \({x_1},{x_2}\) thuộc K và \({x_1} < {x_2}\) thì \(f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)\).

- Hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên K còn được gọi là hàm số đơn điệu trên K.

b)

- Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\).

- Đạo hàm \(f’\left( x \right) = 2x\)âm khi \(x < 0\) và dương khi \(x > 0\).

- Hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^2}\) nghịch biến khi \(f’\left( x \right) = 2x\)mang dấu âm và đồng biến khi \(f’\left( x \right) = 2x\) mang dấu dương.

- Ta có bàng biến thiên sau:


Luyện tập1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 6

Xét dấu \(y’\) rồi tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số\(y = \frac{4}{3}{x^3} - 2{x^2} + x - 1\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

B1: Tính \(y’\)rồi lập bảng xét dấu của \(y’\).

B2. Dựa vào bảng xét dấu của \(y’\) để nhận xét khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tập xác định \(D = \mathbb{R}\).

Ta có: \(y’ = 4{x^2} - 4x + 1\).

Xét \(y’ = 0 \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}\).

Vậy hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\).


Luyện tập2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 7

Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số \(y = {x^4} + 2{x^2} - 3\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

B1: Tìm tập xác định của hàm số.

B2: Tính \(y’\). Tìm các điểm mà tại đó \(y’ = 0\) hoặc \(y’\) không tồn tại.

B3: Lập bảng biến thiên của hàm số.

B4: Dựa vào bảng biến thiên để kết luận.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tập xác định \(D = \mathbb{R}\).

Ta có: \(y’ = 4{x^3} + 4x\).

Xét \(y’ = 0 \Leftrightarrow x = 0\).

Ta có bảng biến thiên:

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\).


Hoạt động2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 7

a) Xác định tính đồng biến, nghịch biến của hàm số \(f\left( x \right) = {x^3}\).

b) Xét dấu của đạo hàm \(f’\left( x \right) = 3{x^2}\).

c) Phương trình \(f’\left( x \right) = 0\) có bao nhiêu nghiệm ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào định nghĩa đồng biến, nghịch biến của hàm số và các bước xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Tập xác định \(D = \mathbb{R}\).

Ta có: \(y’ = 3{x^2}\).

Xét \(y’ = 0 \Rightarrow x = 0\).

Bảng biến thiên:

Vậy hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\).

b) Dựa vào bảng biến thiên ta thấy đạo hàm \(y’ = 3{x^2}\) luôn dương với mọi x.

c) Phương trình \(f’\left( x \right) = 0\) có một nghiệm.


Luyện tập3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 7

Chứng minh rằng hàm số \(y = \sqrt {{x^2} + 1} \) nghịch biến trên nửa khoảng \(( - \infty ;0]\) và đồng biến trên nửa khoảng \([0; + \infty )\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

B1: Tìm tập xác định của hàm số.

B2: Tính \(y’\). Tìm các điểm mà tại đó \(y’ = 0\) hoặc \(y’\) không tồn tại.

B3: Lập bảng biến thiên của hàm số.

B4: Dựa vào bảng biến thiên để kết luận.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tập xác định \(D = \mathbb{R}\).

Ta có: \(y’ = \frac{x}{{\sqrt {{x^2} + 1} }}\).

Xét \(y’ = 0 \Leftrightarrow x = 0\).

Ta có bảng biến thiên:

Vậy hàm số \(y = \sqrt {{x^2} + 1} \) nghịch biến trên nửa khoảng \(( - \infty ;0]\) và đồng biến trên nửa khoảng \([0; + \infty )\).


Luyện tập4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 8

Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số sau \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 2}}\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

B1: Tìm tập xác định của hàm số.

B2: Tính \(y’\). Tìm các điểm mà tại đó \(y’ = 0\) hoặc \(y’\) không tồn tại.

B3: Lập bảng biến thiên của hàm số.

B4: Dựa vào bảng biến thiên để kết luận.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tập xác định \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - 2} \right\}\).

Ta có: \(y’ = \frac{5}{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}}\).

Nhận xét: \(y’ > 0\) với mọi \(x \in D\).

Ta có bảng biến thiên:

Vậy hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) và \(\left( { - 2; + \infty } \right)\).

Advertisements (Quảng cáo)