Câu hỏi/bài tập:
Gọi d là đồ thị của hàm số y=f(x)=6−2x. Kí hiệu S1 là diện tích hình phẳng giới hạn bởi d, trục hoành và trục tung; S2 là diện tích hình phẳng giới hạn bởi d, trục hoành và đường thẳng x=5 (Hình 1).
a) Tính S1 và so sánh với 3∫0f(x)dx.
b) Tính S2 và so sánh với 5∫3f(x)dx.
c) So sánh 5∫0|f(x)|dx với S1+S2.
a) Theo hình vẽ, S1 là diện tích tam giác OAB. Tính diện tích tam giác OAB, sau đó tính tích phân 3∫0f(x)dx và so sánh các kết quả thu được.
b) Theo hình vẽ. S2 là diện tích tam giác CBM. Tính diện tích tam giác CBM, sau đó tính tích phân 5∫3f(x)dx và so sánh các kết quả thu được.
c) Tính 5∫0|f(x)|dx=3∫0|f(x)|dx+5∫3|f(x)|dx, sau đó phá dấu giá trị tuyệt đối và tính các tích phân cơ bản, sau đó so sánh kết quả thu được với S1+S2.
a) Tam giác OAB vuông tại O, ta có OA=6, OB=3. Diện tích tam giác OAB là:
Advertisements (Quảng cáo)
S1=OA.OB2=6.32=9.
Ta có 3∫0f(x)dx=3∫0(6−2x)dx=(6x−x2)|30=9−0=9.
Như vậy S1=3∫0f(x)dx
b) Tam giác CBM vuông tại M, ta có MB=2, MC=4. Diện tích tam giác CBM là:
S2=MB.MC2=2.42=4.
Ta có 3∫0f(x)dx=5∫3(6−2x)dx=(6x−x2)|53=5−9=−4.
Như vậy S2=−5∫3f(x)dx
c) Ta có:
5∫0|f(x)|dx=5∫0|6−2x|dx=3∫0|6−2x|dx+5∫3|6−2x|dx=3∫0(6−2x)dx+5∫3(2x−6)dx
=(6x−x2)|30+(x2−6x)|53=(9−0)+[(−5)−(−9)]=13
Như vậy 5∫0|f(x)|dx=13=S1+S2.