Trang chủ Lớp 12 SGK Toán 12 - Kết nối tri thức Bài tập 6.19 trang 80 Toán 12 tập 2 – Kết nối...

Bài tập 6.19 trang 80 Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức: Một nhóm có 25 học sinh, trong đó có 14 em học khá môn Toán...

Sử dụng kiến thức về công thức tính xác suất có điều kiện để tính: Cho hai biến cố A và B bất kì. Giải và trình bày phương pháp giải Giải bài tập 6.19 trang 80 SGK Toán 12 tập 2 - Kết nối tri thức - Bài tập cuối chương 6 . Một nhóm có 25 học sinh, trong đó có 14 em học khá môn Toán,

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Một nhóm có 25 học sinh, trong đó có 14 em học khá môn Toán, 16 em học khá môn Vật lí, 1 em không học khá cả hai môn Toán và môn Vật lí. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong số đó. Tính xác suất để học sinh đó:

a) Học khá môn Toán, đồng thời học khá môn Vật lí;

b) Học khá môn Toán, nhưng không học khá môn Vật lí;

c) Học khá môn Toán, biết rằng học sinh đó học khá môn Vật lí.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về công thức tính xác suất có điều kiện để tính: Cho hai biến cố A và B bất kì, với \(P\left( B \right) > 0\). Khi đó, \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}}\).

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Có 25 học sinh trong một nhóm nên số cách chọn một học sinh trong nhóm là 25. Do đó, \(n\left( \Omega \right) = 25\)

Gọi A là biến cố: “Học sinh học khá môn Toán”, B là biến cố: “Học sinh học khá môn Vật lí”.

a) Khi đó, biến cố AB là: “Học sinh học khá môn Toán, đồng thời học khá môn Vật lí”

Số học sinh học khá cả 2 môn Toán và Vật lí: \(14 + 16 + 1 - 25 = 6\) nên \(n\left( {AB} \right) = 6\)

Do đó, \(P\left( {AB} \right) = \frac{{n\left( {AB} \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{6}{{25}}\)

b) Số học sinh học khá Toán nhưng không khá Vật lý là: \(14 - 6 = 8\) (học sinh)

Xác suất để chọn được học sinh khá môn Toán, nhưng không học khá môn Vật lý là: \(\frac{8}{{25}}\)

c) Xác suất chọn được một học sinh khá môn Toán, biết rằng học sinh đó học khá môn Vật lý là: \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}} = \frac{{\frac{6}{{25}}}}{{\frac{{16}}{{25}}}} = \frac{3}{8}\)