Trang chủ Lớp 5 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 - Cánh diều Nghe phổ biến việc thực hiện phong trào Bảo tồn cảnh quan...

Nghe phổ biến việc thực hiện phong trào Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên - Hưởng ứng hoạt động viết bài giới thiệu và sưu tầm tranh ảnh về cảnh...

HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên. Lời giải Câu hỏi sinh hoạt dưới cờ trang 64 SGK Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) lớp 5 Cánh diều - Tuần 21.

Câu hỏi/bài tập:

- Nghe phổ biến việc thực hiện phong trào Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

- Hưởng ứng hoạt động viết bài giới thiệu và sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên

Answer - Lời giải/Đáp án

- HS tích cực lắng nghe phổ biến việc thực hiện phong trào Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Advertisements (Quảng cáo)

- HS hưởng ứng hoạt động viết bài giới thiệu và sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

Nằm giữa thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội hơn 40 km, Thành cổ Sơn Tây là một công trình kiến trúc quân sự cổ vô cùng độc đáo, được xây dựng nửa đầu thế kỷ 19 dưới triều vua Minh Mạng. Trải qua hơn 200 năm thăng trầm của lịch sử, nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích xưa và vẫn giữ được nét oai phong trầm mặc, thể hiện uy thế một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Thành hình tứ giác, có mặt cắt hình thang, chân thành rộng 6m, mặt thành rộng 4m, có nhiều lỗ ở phía trên để cho quân lính nấp phía trong bắn súng ra ngoài hoặc dùng giáo mác có cán dài đâm đối phương khi chúng trèo lên tường thành.

Thành có 4 cổng chính: chính Nam gọi là cổng Tiền; chính Bắc - cổng Hậu; chính Đông và chính Tây. Mỗi cổng ở phía trên đều có lầu canh (vọng lâu) và chỉ có 1 lối ra vào; phía ngoài có đắp Dương mã thành (còn gọi là mang cá) hình chóp nón chắn phía ngoài của thành. Xung quanh thành phía ngoài có hào sâu 3m, rộng 20m, dài khoảng 1.795 m, được nối ra sông Tích ở góc thành phía Tây Nam.

Khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ XIX, Thành cổ Sơn Tây là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn do Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc … lãnh đạo. Thành bị quân Pháp chiếm năm 1884. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định để xếp hạng di tích thành cổ này. Tháng 12/1946, một cuộc họp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra ở đây.

Năm 1994, Thành cổ Sơn Tây được Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử Kiến trúc quốc gia. Ngày 16/2/2009, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định cải tạo, chỉnh trang Di tích Lịch sử văn hóa Thành cổ Sơn Tây phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhằm lưu giữ một di tích tích lịch sử văn hoá có giá trị, hấp dẫn khách tham quan.

Advertisements (Quảng cáo)