CẮM HOA DẠNG THẲNG ĐỨNG
1. Dạng cơ bản
a) Sơ đồ cắm hoa
* Quy ước về góc độ cắm các cành hoa vào bình cắm :
- Cành cắm thẳng đứng là cành 0°;
- Cành cắm ngang miệng bình về 2 phía là cành 90°.
* Góc độ cắm của 3 cành chính ở dạng cắm thẳng đứng trong bình cao và bình thấp :
- Cành thường nghiêng khoảng 10-15° hoặc thẳng đứng.
- Cành thường nghiêng 45°.
- Cành thường nghiêng 75° về phía đối diện.
Có thể dùng hoa hoặc cành lá làm cành chính.
b) Quy trình cắm hoa :
* Vật liệu, dụng cụ: Cành thông nhỏ hoặc lá măng làm cành chính, hoa đồng tiền làm cành phụ, bình thấp, mút xốp hoặc bàn chông (đế ghim)
- Cắm cành , dài khoảng 1,5(D+h), nghiêng khoảng 10-15° (hình a) ;
- Cắm cành , dài khoảng 2/3 cành , nghiêng khoảng 45° (hình b) ;
- Cắm cành , dài khoảng 2/3 cành , nghiêng khoảng 75° (hình c) ;
- Cắm các cành T có độ dài khác nhau xen vào cành chính và điểm thêm cành lá nhỏ che kín miệng bình (hình d).
Advertisements (Quảng cáo)
2. Dạng vận dụng
a) Thay đổi góc độ các cành chính (h.2.26)
Hãy quan sát hình 2.26 và nêu ý kiến của em về :
- Góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản
+ Cành thẳng đứng 00;
+ Cành nghiêng 50
+ Cành thẳng đứng
- Vật liệu, dụng cụ cắm hoa ;
+ Lá cây lưỡi hổ, hoa đồng tiền, cành thủy trúc, giỏ mây, dao, kéo, mút xốp
- Có thể thay bằng những hoa, lá nào có ở địa phương em ?
+ Có thể thay bằng lá đinh lăng, lá cau cảnh...
+ Có thể thay hoa bằng hoa cúc, hoa hồng, hoa thược dược...
b) Bỏ bớt môt hoặc hai cành chính
Em hãy nêu dự kiến về sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cắm hoa theo sơ đồ hình 2.27 (hoa, lá làm cành chính, cành phụ ; bình cắm...).
- Vật liệu, dụng cụ cắm hoa ;
+ Lá cau cảnh, hoa đồng tiền, cành thông, giỏ mây hình vuông, dao, kéo, mút xốp
+ Hoa đồng tiền làm cành chính, cành thông, lá cau cảnh làm cành phụ