CẮM HOA DẠNG NGHIÊNG
1. Dạng cơ bản
a) Sơ đồ cắm hoa (h.2.28)
Hãy quan sát hình 2.28 và nêu góc độ cắm của các cành chính ở dạng nghiêng.
Trả lời: Góc độ cành chính ở dạng nghiêng là 45°
So sánh với sơ đồ cắm hoa dạng thắng, em có nhận xét gì về vị trí và góc độ cắm của các cành chính.
- Ở dạng thẳng cành chính nghiêng từ 10-15° còn ở dạng nghiêng thì cành chính có độ nghiêng là 45°
b) Quy trình cắm hoa (h.2.29)
* Vật liệu, dụng cụ: hoa hồng, lá dương xỉ ; bình thấp, đế ghim hoặc mút xốp.
* Quy trình cắm hoa :
- Cắm cành , dài khoảng 1,5 (D+h), nghiêng 45° (h.2.29a) ;
- Cắm cành , dài khoảng 2/3 cành , nghiêng 15°, hơi ngả ra phía sau (h. 2.29b) ;
- Cắm cành , dài khoảng 2/3 cành , nghiêng 75°, hơi ngả ra phía trước (h.2.29c) ;
- Cắm các cành phụ T gồm hoa, lá xen vào cành chính và che kín miệng bình (h.2.29d).
2. Dạng vận dụng
a) Thay đổi góc độ của các cành chính
Hãy quan sát hình 2.30 và nêu :
- Góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Cành nghiêng 75°
+ Cành nghiêng 45°
+ Cành nghiêng 5-7°
=> So với dạng cơ bản các cành có độ nghiêng lớn hơn nhiều.
- Vật liệu, dụng cụ cắm hoa.
+ 7 bông hoa đồng tiền, 1 nhánh lá cau cảnh, bình thấp hình vuông, mút xốp, dao, kéo
- Có thể thay bằng loại hoa, lá nào khác để cắm dạng này ?
+ Thay bằng hoa hồng, hoa cúc, lá măng, lá dương sỉ...
a) Bỏ bớt một hoặc hai cành chính, thay đôi độ dài của cành chính (h2.31)
* Vật liệu, dụng cụ :
- 2 nhánh hoa lan ;
- 1 nhánh lá cau cảnh ;
- 1 nhánh lá măng ;
- Bình cao, hình tròn.
* Quy trình cắm hoa :
- Cắm cành có chiều dài = 2(D+h), nghiêng 75°;
- Cắm cành có chiều dài = 3/4 cành , nghiêng 45° ;
- Đệm lá cau cảnh phía sau và đệm lá măng che kín miệng bình.