Trang chủ Lớp 6 SGK Địa lí lớp 6 (sách cũ) Bài 1, 2, 3 trang 41 SGK Địa lý 6, Bài tập...

Bài 1, 2, 3 trang 41 SGK Địa lý 6, Bài tập 1: Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?...

Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Bài 1, 2, 3 trang 41 SGK Địa lý 6. Bài tập 1: Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Bài tập 1: Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Người ta nói nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau vì:

-    Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, thường làm cho bề mặt đất gồ ghề.

-    Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất, làm san bằng, hạ thấp địa hình.

Bài tập 2: Núi lửa đã gây tác hại nhiều cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?

Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống?

Trả lời: Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng nhừng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.

Advertisements (Quảng cáo)

Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này nhờ có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su...), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ...) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.

Bài tập 3: Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?

Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người đã:

-    Tìm cách xây nhà chịu được những chấn động lớn.

-     Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SGK Địa lí lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: