Trang chủ Lớp 6 SGK Địa lí lớp 6 (sách cũ) Câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 81, 82 Địa lý...

Câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 81, 82 Địa lý 6, Câu 1. Hãy quan sát các hình 67, 68, cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy?...

Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực đông vật trên trái đất - Câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 81, 82 SGK Địa lý 6. Câu 1. Hãy quan sát các hình 67, 68 SGK, cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy?


Câu 1. Hãy quan sát các hình 67, 68 SGK, cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy?

Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật ở rừng mưa nhiệt đới rất mãnh liệt: có nhiều cây gỗ to, cao, có nhiều loài cây bụi, mật độ cây dày đặc.

Câu 2. Hãy quan sát hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền. Vì sao các loài động vật giữa hai miền lại có sự khác nhau?

Tên các loài động vật ở đài nguyên: tuần lộc, sư tử biển, cáo trắng, vịt biển, chim lặn, hải âu, cổ rụt.

Tên các loài động vật miền đồng cỏ nhiệt đới: voi, sư tử, hươu cao cổ, đại bàng, ...

Động vật ở hai miền khác nhau bởi khí hậu miền đài nguyên khô và lạnh, trái lại miền đồng cỏ nhiệt đới lại nóng và phân làm mùa mưa và khô rõ rệt.

Câu 3. Hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết.

Một số động vật ngủ đông là: rắn, gấu, ...

Advertisements (Quảng cáo)

Một số động vật di cư: nhạn, én, hồng hạc...

Câu 4. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật.

Trên các đồng cỏ nhiệt đới, do thực vật hoà thảo (cỏ) rất phong phú, nên có nhiều loài động vật ăn cỏ sinh sống như: voi, sơn dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương, bò... chính những động vật ăn cỏ này lại là mồi của các động vật ăn thịt như: sư tử, báo, linh miêu, chim ăn xác chết...

Câu 5. Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong?

Khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong, vì:

-    Nguồn thức ăn cạn kiệt

-     Mất nơi cư trú.

-    Khí hậu thay đổi.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SGK Địa lí lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: