Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 Luyện tập bài Tính từ và cụm tính từ trang 153 SGK...

Luyện tập bài Tính từ và cụm tính từ trang 153 SGK Văn 6, Bài 4: Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có trở lại không trong đời...

Tính từ và cụm tính từ – Luyện tập bài Tính từ và cụm tính từ trang 153 SGK Văn 6. Bài 4: Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có trở lại không trong đời sống vợ chồng người đánh cá (truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) thể hiện qua cách dùng các tính từ trong những cụm danh từ sau đây như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1: Tìm cụm tính từ trong bài tập 1 SGK.

Trả lời:

Các cụm tính từ là:

a)  sun sun như con đỉa

b)  chần chẫn như cái đòn càn

c)   bè bè như cái quạt thộc

d)   sừng sững như cái cột đình

e)   tun tủn như cái chổi sể

Bài 2: Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào?

Trả lời: ‘

–  Các tính từ đều là từ láy, có tác dụng gợi hình, gợi cảm.

–   Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi.

–   Đặc điểm chung của nàm ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan.

Bài 3: Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, ông lão tội nghiệp phải ra biển năm lần dể cầu xin con cá thoả mãn lòng tham của vợ. Mỗi lần như vậy, biển xanh được tả một khác. Hãy so sánh cách dùng động từ, tính từ trong năm câu văn tả biển ấy và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì.

Advertisements (Quảng cáo)

Động từ và tính từ được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước, thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc một quá quắt của vợ ông lão. Cụ thể:

–  gợn sóng êm ả

–  nổi sóng

–  nổi sóng dữ dội

–  nổi sóng mù mịt

–  nổi sóng ầm ầm

Bài 4: Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có trở lại không trong đời sống vợ chồng người đánh cá (truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) thể hiện qua cách dùng các tính từ trong những cụm danh từ sau đây như thế nào?

a)  cái máng lợn đã sứt mẻ -» một cái máng lợn mới —> cái máng lợn sứt mẻ.

b)   một túp lều -> một ngôi nhà xinh đẹp -> một toà lâu đài to lớn -* một cung điện nguy nga -> túp lều nát ngày xưa.

Trả lời:                                                                *

Những tính từ được dùng lần đầu phản ánh cuộc sông nghèo khổ. Mỗi lần thay đổi tính từ là mỗi lần cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng cuốĩ cùng tính từ dùng lần đầu được dùng lặp lại thể hiện sự trở lại như cũ.