Câu 1: Nhắc lại tên các thành phần câu em đã được học ở bậc Tiểu học?
Trả lời: Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:
- Chủ ngữ
- Vị ngữ
- Trạng ngữ.
Câu 2: Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau:
Chẳng bao lâu tôi trở thành một chàng dể thanh niên cường tráng.
(Tô Hoài)
Trả lờí:
Chẳng bao lâu tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
Trạng ngữ CN VN
Câu 3: Thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét:
- Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
- Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?
- Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu là chủ ngữ và vị ngữ.
- Thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu là trạng ngữ.
Câu 4: Nêu đặc điểm của vị ngữ:
- Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào về phía trước?
- Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
Advertisements (Quảng cáo)
- Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới .ẵ
- Vị ngữ có thể trả lời các câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Làm gì?...
Câu 5: Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong những câu dẫn ở mục 2. II SGK.
a) Vị ngữ: ra đứng cửa hàng, xem hoàng hôn xuống.
b) Vị ngữ: nằm sát bên bờ song, ồn ào, đông vui, tấp nập.
c) Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp con người trăm nghìn công việc khác nhau.
- Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) như ở ví dụ a, b và câu thứ hai trong ví dụ c. Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là danh từ hoặc cụm danh từ như ở câu 1 trong ví dụ c
Câu 6: Đọc lại các câu vừa phân tích ở mục II SGK
1. Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, ưạng thái ... nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
2. Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi như thế nào?
Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã dẫn ở mục I, II SGK Trả lời:
Chủ ngữ trong các câu đã cho (tôi; chợ Năm Căn; cây tre; tre; nứa mai, vầu) biểu thị những sự vật có hành động trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con g/?...
Về mặt cấu tạo:
- Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi), danh từ hoặc cụm danh từ (cây tre; chợ Năm Căn; tre, nứa, mai, vầu)
- Câu có thể có:
+ một chủ ngữ: tôi, chợ Năm Căn, cây tre
+ nhiều chủ ngữ: tre, nứa, mai, vầu.