Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự trang 58 Văn 6...

Soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự trang 58 Văn 6 - Văn lớp 6...

Lời văn đoạn văn tự sự - Soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự trang 58 SGK Văn 6. Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?

Câu 1: Đọc các đoạn văn giới thiệu nhân vật trong SGK và trả lời câu hỏi:

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?

*   Đoạn (1) gồm hai câu, mỗi câu giới thiệu hai ý rất cân đôi, đầy đủ về nhân vật:

+ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là MỊ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Một ý về Hùng Vương, một ý về Mị Nương.

+ Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một ý về tình cảm, một ý về nguyện vọng.

Cách giới thiệu như vậy hàm ý đề cao, khẳng định: Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu, yêu thương... hết mực, muốn kén... một người chồng thật xứng đáng.

*   Đoạn (2) gồm 6 câu. Câu 1 giới thiệu chung, câu 2, 3 giới thiệu một người, câu 4, 5 giới thiệu một người, câu 6 kết lại rất chặt chẽ.

*   Câu văn giới thiệu nhân vật trong đoạn thường theo kiểu: c có V hoặc có V; Người ta gọi là...

Câu 2: Đọc đoạn văn trong mục "Lời văn kể tự sự” SGK và trả lời câu hỏi:

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ây đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập.. nước ngập., nước dâng...) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

-   Đoạn văn đã dùng những từ để chỉ hành động của nhân vật:

+ Thuỷ Tinh: Đến muộn, không lấy được Mị Nương, đem quân đuổi theo Sơn Tinh.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Hô mưa, gọi gió, làm giông bão, dáng nước đánh, nước ngập, nước dâng...

-   Các hành động được kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân - kết quả, thời gian.

-  Lời kể trùng điệp có tác dụng thể hiện rõ cuộc tấn công của Thần nước thật nhanh chóng và khủng khiếp, gây ấn tượng dữ dội cho người đọc.

Câụ 3: Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:

a)    Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào, gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy. Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?

b)   Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

a)   Ý chính của mỗi đoạn văn và câu biểu đạt ý chính:

-   Đoạn 1: Vua Hùng kén rể -> Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

-  Đoạn 2: Hai thần đến cầu hôn -> Một hôm có hai chàng đến cầu hôn.

-   Đoạn 3: Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh -* Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng dùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.

*  Người ta gọi đó là câu chủ đề vì nó mang ý chính của toàn đoạn văn.

Để dẫn đến ý chính, người kể đã dẫn dắt từng bước các ý phụ rất hợp lí. Câu sau tiếp câu trước, làm rõ ý hoặc nối tiếp hành động, hoặc nếu kêt quả của hành động.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)