Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Luyện tập bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của...

Luyện tập bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ trang 56 SGK Văn 6, Bài 2: Trong tiếng Việt có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu...

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Luyện tập bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ trang 56 SGK Văn 6. Bài 2: Trong tiếng Việt có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy chỉ ra những trường hợp chuyển nghĩa đó

Bài 1: Tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và chỉ ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.

Một số từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa:

-   tay:

+ đau tay, cánh tay;

+ tay ghế, tay vịn cầu thang;

+ tay anh chị, tay súng.

-   đầu:

+ đau đầu, nhức đầu;

+ đầu sông, đầu nhà, đầu đường;

+ đầu mối, đầu têu.

-  mủi:

+ mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi + mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền 4- mũi đất.

Bài 2: Trong tiếng Việt có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy chỉ ra những trường hợp chuyển nghĩa đó

 Trả lời:

Dùng bộ phận của cây côi để chỉ bộ phận cơ thể người.

+ lá: lá phổi, lá lách + quả: quả tim, quả thận

Bài 3: Dưới đây là một số’ hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ:

a)   Chỉ sự vật chuyển thành hành động: cái cưa -> cưa gỗ.

b)   Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi -» một gánh củi.

Advertisements (Quảng cáo)

a)   Chỉ sự vật chuyển thành hành động:

hộp sơn -» sơn cửa; cái bào —» bào gỗ; cân muôi -> muôi dưa

b)   Chỉ hành dộng chuyển thành chỉ đơn vị

đang bó rau —> gánh hai chục bó ra; đang nắm cơm -» ba nắm cơm.

Bài 4: Đọc đoạn trích: Nghĩa của từ bụng trong SGK - tr.57 và trả lời câu hỏi:

a)   Tác giả trong đoạn trích nêu lên mây nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

b)   Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì?

-  Ăn no ấm bụng

-  Anh ấy tôt bụng.

-   Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.

a)   Tác giả nêu hai nghĩa của từ bụng:

-   Bộ phận cơ thể của người hoặc động vật chứa dạ dày, ruột.

-   Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung.

Ta đồng ý với các nghĩa của từ bụng mà tác giả đã nêu ra. Tuy nhiên, còn thiếu một nghĩa nữa: "phần phình to ở giữa của một sô sự vật” (bụng chân)

b)   Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ bụng-.

-   ấm bụng: nghĩa 1

-   tôt bụng: nghĩa 2

-  bụng chân: nghĩa 3.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: