Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 Soạn bài Nhân hóa trang 56 SGK Văn 6 – Ngữ văn...

Soạn bài Nhân hóa trang 56 SGK Văn 6 – Ngữ văn lớp 6...

Nhân hóa – Soạn bài Nhân hóa trang 56 SGK Văn 6. Cảu 2: So với cách diễn dạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ của Trần Đăng Khoa hay ở chỗ nào?

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 1: Tim phép nhân hoá trong đoạn thơ của Trần Đăng Khoa ở SGK.

Phép nhân hoá:

–  Ông thường dược dùng để gọi người này được dùng để gọi trời.

–  Các hoạt động: mặc áo giáp, ra trận là các hoạt động của con người nay được dùng để tả bầu trời trước cơn mưa.

–  Từ múa gươm để tả cây mía, hành quân để tả kiến.

Cảu 2: So với cách diễn dạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ của Trần Đăng Khoa hay ở chỗ nào?

–  Bầu trời đầy mây đen.

–  Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.

–  Kiến bò đẩy đường.

So sánh cách diễn đạt trên với cách miêu tả trong khổ thơ của Trần Đăng Khoa thấy cách diễn đạt trong thơ Trần Đăng Khoa có tính hình ảnh, là cho các sự vật, việc dược miêu tả gần gũi hơn với con người.

Câu 3: Đọc các câu trong mục II. SGK và trả lời câu hỏi:

1. Những sự vật nào được nhân hoá?

Advertisements (Quảng cáo)

2. Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào?

1. Những sự vật được nhân hoá:

–  Câu a: miệng, tai, mắt, chân, tay

–  Câu b: tre

–  Câu c: trâu

2. Các nhân hoá những sự vật trong các câu văn, thơ:

–  Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật (câu a).

–   Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt độ tính chất của vật (câu b).

Trò chuyện, xưng hô với vật như với người (câu c).