Câu 1: Đọc bài thơ "Những cái chân’ của Vũ Quần Phương trong SGK -tr, 55.
a) Tra từ điển để biết nghĩa của từ chân.
b) Tìm thêm một số từ khác cùng có nhiều nghĩa như từ chân.
c) Tìm một sô” từ chỉ có một nghĩa.
a) Từ chân có một sô’ nghĩa sau:
- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng: đau chân;
- Bộ phận dưới cùng của một sô đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân kiềng, chân giường;
- Bộ phận dưới cùng của một sô đồ vật, tiếp giáp và bám vào mặt nền: chân tường, chân núi.
b) Một sô’ từ khác có nhiều nghĩa như từ chân:
* Từ mũi:
- Bộ phận cơ thể người hoặc động vật, có đỉnh nhọn: mủi người.
- Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ: mủi tàu, mũi thuyền.
- Bộ phận sắc nhọn của vũ khí: mủi dao, mủi kim
Advertisements (Quảng cáo)
* Từ chín:
- Lúa, hoa, quả... phát triển đến thời kì thu hoạch.
- Lương thực, thực phẩm đã được xử lí, chế bến qua lửa hoặc điện: cơm
chín, rau chín...
c) Một sô” từ chỉ có một nghĩa: xe đạp, ô tô, sách, vở...
Câu 2: Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân.
Căn cứ vào các nghĩa của từ chân đã tìm được ở câu trên ta thấy:
- Nghĩa đầu tiên của từ chân là: bộ phận tiếp xúc với dất của cơ thể người hoặc động vật.
- Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau, Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.
Câu 3: Trong một trường hợp cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?
Trong một trường hợp cụ thể, một từ thường được dùng với một nghĩa.
Câu 4: Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với những nghĩa nào?
Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với nghĩa chuyển. Muốn hiểu được những nghĩa chuyển ấy, nhất định phải dựa vào nghĩa gốc.