Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Từ nhiều nghĩa là gì?Ghi nhớ: Từ nhiều nghĩa là từ có...

Từ nhiều nghĩa là gì?Ghi nhớ: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau....

Văn nghị luận - Từ nhiều nghĩa là gì?. a) Ghi nhớ: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

Xem thêm :

- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD1 :

Xe đạp : chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .

VD2 :  Với từ “Ăn’’:

-         Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

-         Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-         Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

-         Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-         Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-         Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-         Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

…..

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .

      *Nghĩa đen : Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính , nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.

      * Nghĩa bóng : Là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.

- Ngoài ra , cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

VD :  – Tôi đi sang nhà hàng xóm.

         Đi : (Người ) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác , không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đikhông hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen ( di chuyển từ nơi này đến nơi khác ). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển ) ) 

* Lưu ý :

Khi làm những bài tập về giải nghĩa từ, các em cần mô tả chính xác khái niệm được từ hiển thị.

VD : – Bãi biển : Bãi cát rộng, bằng phẳng ở ven biển sát mép nước.

Tâm sự : Thổ lộ tâm tư thầm kín của mình với người khác.

Bát ngát : Rộng và xa đến mức nhìn như không thấy giới hạn.

Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể giải thích một cách nôm na, mộc mạc nhưng cũng vẫn phải đúng nghĩa .

VD :

Tổ quốc :  Đất nước mình.

- Bài học :   Bài HS phải học.

Bãi biển :  Bãi cát ở vùng biển .

Bà ngoại : Người sinh ra mẹ .

Kết bạn :   Làm bạn với nhau.

- ….

b) Bài tập thực hành :

Bài 1 :

Dùng các từ dưới đây để đặt câu ( một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển ) : nhà, đi, ngọt.

*Đáp án :

- Nhà tôi đi vắng   / Ngôi nhà đẹp quá .

- Em bé đang tập đi  / Tôi đi du lịch .

- Quả cam ngọt quá  / Chị ấy nói ngọt thật. 

Bài 2 :

Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghã chuyển :

a)Miệng cười tươi , miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệngmiệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn .

b)Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà , sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch. 

*Đáp án :

Advertisements (Quảng cáo)

a)- Nghĩa gốc : Miệng cười…,miệng rộng… (bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật , dùng để ăn và nói . Thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống và nói năng của con người : há miệng chờ sung (ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm) ; trả nợ miệng (nợ về việc ăn uống )

Nghĩa chuyển : miệng bát, miệng túi (Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu ) ; nhà 5 miệng ăn (5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người coi như một đơn vị để tính về mặt những chi phí tối thiểu cho đời sống) 

b) – Nghĩa gốc : xương sườn, hích vào sườn (Các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức )

Nghĩa chuyển : sườn nhà, sườn xe đạp (bộ phận chính làm nòng , làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật ) ; hở sườn sườn địch (chỗ  trọng yếu , quan trọng) 

Bài 3 :

Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa :

a) Vàng :

- Giá vàng trong nước tăng đột biến.

- Tấm lòng vàng .

- Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường .

b) Bay :

- Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.

- Đàn cò đang bay trên trời .

- Đạn bay vèo vèo .

- Chiếc áo đã bay màu .

*Đáp án :

a) Giá vàng Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)

Tấm lòng vàng : Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

Lá vàng Từ đồng âm

b) – Cầm bay trát tường : Từ đồng âm

- Đàn cò bay : từ nhiều nghĩa ( nghĩa gốc )

- Đạn bay : từ nhiều nghĩa ( nghĩa chuyển)

Bay màu : từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển ) 

Bài 4 :

Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu :

a)     Cân ( là DT, ĐT, TT )

b)    Xuân ( là DT, TT )

*Đáp án :

a) – Mẹ em mua một chiếc cân đĩa.

- Mẹ cân một con gà.

- Hai bên cân sức cân tài .

b) – Mùa xuân đã về .

- Cô ấy đang trong thời kì xuân sắc.

Bài 5 :

Cho các từ ngữ sau :

Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng , đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.

a)Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.

b)Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên 

*Đáp án :

Nhóm 1đánh trống, đánh đàn ( làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy )

- Nhóm 2 : đánh giày, đánh răng ( làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát )

- Nhóm 3 : đánh tiếng, đánh bức điện ( làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi )

- Nhóm 4 : đánh trứng, đánh phèn ( làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng ) 

       – Nhóm 5 : Đánh cá, đánh bẫy (làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt )

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)