- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,…. đối lập nhau.
*Xem thêm : Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.
Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.
VD : Với từ “nhạt” :
- (muối) nhạt > < mặn : cơ sở chung là “độ mặn”
- (đường ) nhạt > < ngọt : cơ sở chung là “độ ngọt”
- (tình cảm) nhạt > < đằm thắm : cơ sở chung là “mức độ tình cảm”
- (màu áo) nhạt > < đậm : cơ sở chung là “màu sắc”.
b)Bài tập thực hành :
Bài 1:
Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau :
thật thà, giỏi giang,cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hoà bình.
Đáp án :
đối trá, kém cỏi, yếu ớt, độc ác, to lớn, sâu sắc,….
Bài 2 :
Đặt 3 câu với 3 cặp từ trái nghĩa ở BT1.
Bài 3 :
Advertisements (Quảng cáo)
Với mỗi từ gạch chân dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa :
a) Già : – Quả già
- Người già
- Cân già
b) Chạy : – Người chạy
- Ôtô chạy
- Đồng hồ chạy
c) Chín : – Lúa chín
- Thịt luộc chín
- Suy nghĩ chín chắn
*Đáp án :
a) non, trẻ , non.
b) đứng, dừng, chết.
c) xanh, sống, nông nổi
Bài 4:
Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong 3 cặp từ trái nghãi đó.
*Đáp án :
VD : chăm chỉ / lười biếng ; sáng dạ / tối dạ ; cẩn thận / cẩu thả.