Câu hỏi trang 6
Mở đầu:
Các loại lương thực thực phẩm trong Hình 1.1 được làm từ sản phẩm của những cây trồng nào? Hãy nêu thêm những ví dụ khác mà em biết. |
- Quan sát vào Hình 1.1 ta thấy được các loại lương thực, thực phẩm được làm từ sản phẩm của những loại cây trồng khác nhau.
- Sau khi quan sát một số lương thực, thực phẩm ta có thể kể thêm: Nước ép ổi, chè, cà phê, rau cải bắp, …
- Hình ảnh trên mô tả các sản phẩm của nghề trồng trọt:
Tên hình |
Sản phẩm |
1.1.a |
- Nước ép cam làm từ quả của cây cam |
1.1.b |
- Cơm được làm từ lúa gạo |
1.1.c |
- Sốt cà chua được làm từ quả cây cà chua |
1.1.d |
- Đường mía được làm từ cây mía |
- Các loại lương thực, thực phẩm khác như: nước ép ổi, chè, cà phê, rau cải bắp, … Câu hỏi:
Em hãy đọc nội dung mục 1. 1 và cho biết Hình 1.2 thể hiện những vai trò nào của trồng trọt |
Đọc nội dung mục 1.1 trang 6 sau đó quan sát Hình 1.2 ta thấy được các vai trò của ngành trồng trọt tương ứng với các hình.
- Các vai trò của trồng trọt tương ứng với các hình
Tên hình |
Vai trò của trồng trọt |
1.1.a |
- Cung cấp lương thực, thực phẩm ( cho gạo, đậu, lá làm bánh chưng) |
1.2. b |
- Góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa. ( Trồng hoa, cây xanh) |
1.2. c |
- Cung cấp các sản phẩm cho xuất khẩu ( cảng, các xe vận tải, các bao bì ) |
1.2. d |
- Tạo việc làm ( làng nghề mây tre đan) |
1.2. e |
- Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi (cám cho gà) |
1.2. g |
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm, nhiên liệu sinh học, … (nước cam) |
Câu hỏi trang 7
Câu hỏi:
Hãy đọc nội dung mục 1.2 và nêu những triển vọng phát triển của trồng trọt ở nước ta. |
Đọc mục 1.2, ta thấy được các triển vọng phát triển ngành trồng trọt:
- Lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng, có triển vọng phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực
- Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
- Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
- Những triển vọng phát triển của trồng trọt là:
+ Với lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như: lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến ( nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn, …) giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Vận dụng:
Địa phương em có những thế mạnh gì trong phát triển trồng trọt |
Địa phương em có những lợi thế để phát triển trồng trọt là:
- Truyền thống trồng cây nông nghiệp từ lâu.
- Địa phương quan tâm, hỗ trợ chính sách phát triển nông nghiệp cho người dân.
- Nhiều con em địa phương tham gia học tập về nông nghiệp quay trở kaij quê hương làm ăn kinh tế.
- Khí hậu 4 mùa thuận lợi cho trồng cây hoa màu.
Câu hỏi:
Cây trồng được chia thành những nhóm nào theo mục đích sử dụng và theo thời gian sinh trưởng? |
Đọc mục 2 để trả lời:
- Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành 4 nhóm
- Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành 2 nhóm.
- Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành 4 nhóm chính:
+ Cây lương thực,
+ Cây thực phẩm
+ Cây công nghiệp
+ Cây ăn quả
- Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành 2 nhóm chính: + Cây hàng năm
+ Cây lâu năm
Luyện tập:
Dựa theo hai tiêu chí phân loại (mục đích sử dụng, thời gian sinh trưởng), những cây trồng trong Hình 1.3 thuộc nhóm cây trồng nào? |
- Cây lương thực: là cây trồng cho chất bột như gạo, ngô, khoai, sắn, …
- Cây thực phẩm như rau, quả ăn kèm với thức ăn cơ bản là lương thực.
- Cây công nghiệp: là những cây trồng cho sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như mía, bông, cà phê, chè.
+ Đọc lại mục 2 và quan sát Hình 1.3 để trả lời câu hỏi:
- Theo mục đích sử dụng:
+ Những cây trồng trong hình a, c thuộc nhóm cây lương thực
+ Những cây trồng trong hình e thuộc nhóm cây thực phẩm
+ Những cây trồng trong hình b, d thuộc nhóm cây công nghiệp
+ Những cây trồng trong hình g thuộc nhóm cây ăn quả
- Theo thời gian sinh trưởng:
+ Nhóm cây hàng năm: hình a, c, e
+ Nhóm cây lâu năm: b, d, g
- Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành 4 nhóm chính:
+ Cây lương thực: cây lúa (Hình 1.3.a), cây ngô (Hình 1.3.c)
+ Cây thực phẩm: cây đậu tương (Hình 1.3.e)
+ Cây công nghiệp: cây chè (Hình 1.3.b), cây cà phê (Hình 1.3.d)
+ Cây ăn quả: cây xoài (Hình 1.3.g)
- Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành 2 nhóm:
+ Cây hàng năm: cây lúa (Hình 1.3.a), cây ngô (Hình 1.3.c), cây đậu tương (Hình 1.3.e)
+ Cây lâu năm: cây chè (Hình 1.3.b), cây cà phê (Hình 1.3.d), cây xoài (Hình 1.3.g)
Vận dụng:
Hãy kể tên và phân nhóm một số cây trồng ở địa phương mà em biết. |
- Vận dụng vào kiến thức có trong mục 2 kết hợp với hiểu biết cuộc sống:
- Theo mục đích sử dụng:
+ Cây lương thực: cây ngô, cây khoai, sắn, …
+ Cây thực phẩm: cây su hào, cây rau muống, …
+ Cây công nghiệp: cây chè, cây cà phê, …
+ Cây ăn quả: cây cam, cây ổi, cây bưởi, …
- Theo thời gian sinh trưởng:
+ Cây hàng năm: cây bí, cây rau muống, cây khoai lang, …
Advertisements (Quảng cáo)
+ Cây lâu năm: cây đa, cây bàng, cây phượng, …
Một số loại cây trồng mà học sinh có thể kể tên như: cây khoai, cây sắn, cây su hào, cây rau muống, cây bí ngô, …
- Theo mục đích sử dụng:
+ Cây lương thực: cây khoai, sắn, cây lúa mì, …
+ Cây thực phẩm: cây su hào, cây rau muống, cây bí ngô…
+ Cây công nghiệp: cây mía, cây dứa, cây hồ tiêu, …
+ Cây ăn quả: cây cam, cây ổi, cây bưởi, …
- Theo thời gian sinh trưởng:
+ Cây hàng năm: cây bí, cây rau muống, cây khoai lang, …
+ Cây lâu năm: cây đa, cây bàng, cây phượng, …
Câu hỏi trang 8
Câu hỏi:
Có mấy phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam? Em hãy nêu tên và đặc điểm của những phương thức đó. |
Đọc SGK mục 3 trang 8, ta thấy có hai phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam:
- Trồng ngoài trời: tất cả các công việc gieo trồng và chăm sóc được thực hiện ngoài trời (điều kiện tự nhiên)
- Trồng trong nhà có mái che: tất cả các công việc gieo trồng và chăm sóc được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn.
Có hai phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam:
- Trồng ngoài trời: tất cả các công việc gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch đều được thực hiện ngoài trời (điều kiện tự nhiên)
- Trồng trong nhà có mái che: là phương thức trồng trọt được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn (nhà có mái che) cho phép kiểm soát được các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh; thường áp dụng ở những vùng nắng nóng, khô hạn, băng giá, … hoặc áp dụng cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Luyện tập:
Quan sát Hình 1.4 và cho biết: 1. Trồng ngoài trời có thể gặp những vấn đề gì? 2. Trồng trọt nhà có mái che khắc phục những vấn đề đó như thế nào? 3. So sánh ưu, nhược điểm của phương thức trồng ngoài trời và phương thức trồng trong nhà có mái che theo mẫu Bảng 1.1 |
- Quan sát Hình 1.4 và đọc lại mục 3 để trả lời:
1. Trồng ngoài trời có thể gặp phải những vấn đề về thời tiết khí hậu, sâu bệnh: lạnh giá, nắng nóng, hạn hán, sâu bệnh được thể hiện ở các Hình 1.4.a, c, d
2. Trồng trong nhà có mái che khắc phục những vấn đề về thời tiết, khí hậu và sâu bệnh: giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài, luôn đủ nguồn nước tưới tiêu và sâu bệnh.
3. Từ phần phân tích ở trên HS sẽ hoàn thiện được bảng 1.1
- Quan sát Hình 1.4 và đọc lại mục 3 để trả lời:
1. Trồng ngoài trời có thể gặp phải những vấn đề về thời tiết khí hậu, sâu bệnh:
+ Hình a: Ngoài trời có tuyết rơi, lạnh giá
+ Hình c: Cây trồng bị khô hạn do thiếu nước tưới
+ Hình e: Cây trồng bị sâu bệnh phá hại
2. Trồng trong nhà có mái che khắc phục những vấn đề về thời tiết, khí hậu và sâu bệnh:
+ Hình b: Ngoài trời có tuyết rơi, lạnh giá nhưng bên trong mái che nhiệt độ luôn ấm áp giúp cây trồng phát triển tốt
+ Hình c: Có giàn tưới nước tự động giúp cây trồng luôn đủ độ ẩm
+ Hình e: Trồng trong nhà có mái che sẽ kiểm soát, ngăn chặn được sâu bệnh phá hại
3. Từ phần phân tích ở trên HS sẽ hoàn thiện được bảng 1.1
Câu hỏi trang 9
Câu hỏi:
Em hãy đọc nội dung mục 4 và nêu những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. |
- Đọc mục 4, ta thấy được các đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao:
+ Phát triển các phương thức sản xuất tiên tiến
+ Ứng dụng công nghệ cao
+ Sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn
+ Người quản lí, người sản xuất có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi
- Các đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao:
+ Phát triển các phương thức sản xuất tiên tiến: thủy canh, khí canh, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp thông minh, …
+ Ứng dụng công nghệ cao (cảm biến, robot, máy bay không người lái, vật liệu nano, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, …)
+ Sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn
+ Người quản lí, người sản xuất có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi
Luyện tập:
Quan sát Hình 1.5 và cho biết: 1. Hình nào là trồng trọt công nghệ cao? Vì sao? 2. Có những công nghệ cao nào được áp dụng? |
Quan sát Hình 1.5 và đọc lại mục 4 để trả lời câu hỏi:
1. Các hình là trồng trọt công nghệ cao là: Hình 1.5.a, c, d, e.
2. Các công nghệ cao được áp dụng là: trồng trọt trong nhà có mái che, hệ thống tưới nước tự động, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác
1. Các hình là trồng trọt công nghệ cao là:
Hình 1.5.a: Trồng dưa trong nhà có mái che,
Hình 1.5.c: Sử dụng giàn tưới nước tự động
Hình 1.5.d: Điều khiển máy gặt lúa từ xa bằng điện tử thông minh
Hình 1.5.e: Bọc lưới tự động, chính xác cho quả cà chua
Vì các Hình trên đều ứng dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, người quản lý và người sản xuất có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi.
Các hình b, g là trồng trọt theo phương thức sức người là chủ yếu.
2. Các công nghệ cao được áp dụng là: trồng trọt trong nhà có mái che, hệ thống tưới nước tự động, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác
Vận dụng:
Địa phương em đã áp dụng những công nghệ cao nào trong trồng trọt? |
- Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời: áp dụng những công nghệ cao như tưới nước tự động, trồng trọt trong nhà có mái che, sử dụng các loại máy móc, …
Áp dụng những công nghệ cao ở địa phương như tưới nước tự động, trồng trọt trong nhà có mái che, sử dụng các loại máy móc, …
Câu hỏi trang 10
Câu hỏi:
Em hãy kể tên và nêu đặc điểm một số ngành nghề trong trồng trọt? |
- Đọc mục 5 trang 10 SGK để trả lời: Một số ngành nghề trong trồng trọt là:
+ Nghề chọn tạo giống cây trồng
+ Nghề trồng trọt
+ Nghề bảo vệ thực vật
+ Nghề khuyến nông
Một số ngành nghề trong trồng trọt là:
+ Nghề chọn tạo giống cây trồng: Người làm nghề này thực hiện cải tiến và phát triển các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt.
+ Nghề trồng trọt: Người làm nghề này tham gia sản xuất và quản lý các cây trồng khác nhau như: lúa, rau, cam, vải cà phê, … ở nông hộ hoặc trang trại. Người làm nghề này có nhiều kinh nghiệm và kiến thức đa dạng từ đất đai, khí hậu, trồng trọt, kiểm soát sâu bệnh hại, thu hoạch đến kinh doanh.
+ Nghề bảo vệ thực vật: Người làm nghề này đưa ra những dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn giúp bảo vệ mùa màng và môi trường sinh thái
+ Nghề khuyến nông: người làm nghề này đưa ra những hướng dẫn kỹ thuật giúp cho người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế.
Vận dụng:
Trong các ngành nghề trồng trọt, em thích nghề nào nhất? Vì sao? |
Phương pháp giải:
- Dựa vào sự hiểu biết và yêu thích để học sinh lựa chọn ngành nghề mà yêu thích nhất.
Em thích nhất nghề trồng trọt. Vì em có thể tham gia trực tiếp vào việc sản xuất cũng như quản lý các cây trồng khác nhau. Từ đó sẽ có kinh nghiệm và giúp đỡ được nhiều người ở địa phương.