11.a.
11.b.
11.c.
11.d.
2. Bài tập bổ sung
11.a.
Dây đàn ghi ta phát ra âm càng trầm khi:
A. dây đàn dao động càng mạnh.
B. dây đàn dao động càng nhanh.
C. dây đàn dao động càng chậm.
D. thời gian để thực hiện 1 dao động của dây càng nhỏ.
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về độ cao của âm:
+ Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz)
+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn
+ Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ
Ta có: Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ
Mà tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1s
=> Dây đàn ghi ta phát ra âm càng trầm khi dây đàn dao động càng chậm
=> Chọn C
11.b.
Chọn các từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống (1) và (2) để hoàn chỉnh các câu sau:
Số dao động trong 1 giây gọi là (1) …, nó có đơn vị đo là (2) …
a. tần số b. biên độ c. dB d. Hz |
Đáp án nào sau đây là đúng ?
A. (1) - a; (2) - c.
B. (1) - b; (2) - c.
C. (1) - a; (2) - d.
D. (1) - b; (2) - d.
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về độ cao của âm:
+ Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz)
Advertisements (Quảng cáo)
+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn
+ Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ
Ta có: Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz)
=> Chọn C
11.c.
Tần số là:
A. các công việc thực hiện trong 1 giây.
B. quãng đường dịch chuyển trong 1 giây.
C. số dao động trong 1 giây.
D. thời gian để thực hiện một dao động.
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về độ cao của âm:
+ Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz)
+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn
+ Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ
Ta có: Số dao động trong một giây gọi là tần số
=> Chọn C
11.d.
Âm phát ra cao hơn khi gõ vào bát đựng nhiều nước hay gõ vào bát đựng ít nước ? Theo em, trong hai trường hợp này nguồn âm là cái bát hay cái bát và cả nước đựng trong bát?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Phương pháp:
Sử dụng lí thuyết về độ cao của âm và nguồn âm
+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn
+ Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ
+ Các vật phát ra âm đều dao động
Âm phát ra cao hơn khi gõ vào bát đựng ít nước.
Trong hai trường hợp này nguồn âm là cái bát và cả nước đựng trong bát.
();
}
}
});