Trang chủ Lớp 7 Vở bài tập Vật lí 7 Câu 14.1, 14.2, 14.3, 14.5, 14.6 phần bài tập trong SBT trang...

Câu 14.1, 14.2, 14.3, 14.5, 14.6 phần bài tập trong SBT trang 43,44 VBT Lý 7: 14.1....

Câu 14.1, 14.2, 14.3, 14.5, 14.6 phần bài tập trong SBT – Trang 43,44 Vở bài tập Vật lí 7. D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang. Bài 14. Phản xạ âm – Tiếng vang

Advertisements (Quảng cáo)


14.1.
14.2.
14.3.
14.5.
14.6.

1. Bài tập trong SBT 

14.1.

Tai ta nghe được tiếng vang khi nào? 

A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ

B. Khi âm phát ra đến gần như cùng một lúc với âm phản xạ

C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ

D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang

Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về phản xạ âm:

+ Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít.

+ Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là \(\dfrac{1}{15}\) giây.

  

Ta có: Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là \(\dfrac{1}{15}\) giây.

=> Tai ta nghe được tiếng vang khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ

=> Chọn C

14.2.

Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt? 

A. Miếng xốp

B. Tấm gỗ

C. Mặt gương                                       

D. Đệm cao su

Phương pháp: Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). 

 

Ta có: Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).

Advertisements (Quảng cáo)

=> Trong các vật trên, vật phản xạ âm tốt là mặt gương

=> Chọn C

14.3.

Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ) tiếng nói nghe rất rõ vì: 

………………………………………………………………………………

Phương pháp: Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).  

  

Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, ngoài âm nghe trực tiếp, còn có âm phản xạ từ mặt nước, nên ta nghe rất rõ.

14.5.

Tìm từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt và phản xạ âm kém

……………………………………………………………………………….

Phương pháp: Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).  

 

Những từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt: nhẵn, phẳng, cứng.

Những từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm kém: mềm, mấp mô, xốp, gồ ghề.

14.6.

Những ứng dụng khác của phản xạ âm mà em biết : …………………………………………………………………………

Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về phản xạ âm

 

Ứng dụng của phản xạ âm dùng để:

– Xác định độ sâu của biển; trong y học, dùng máy siêu âm để khám bệnh.

– Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.

();
}
}
});