Trang chủ Lớp 7 Vở bài tập Vật lí 7 (sách cũ) Mục III – Phần A trang 43 Vở bài tập Vật lý...

Mục III - Phần A trang 43 Vở bài tập Vật lý 7: VẬN DỤNG ...

Mục III - Phần A - Trang 43 Vở bài tập Vật lí 7. Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm.. Bài 14. Phản xạ âm - Tiếng vang


C5.
C6.
C7.
C8.
Ghi nhớ

III - VẬN DỤNG 

C5.

Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm tiếng vang.

Giải thích : tường sần sùi và rèm nhung là những vật phản xạ âm kém nên làm giảm tiếng vang giúp âm trong các phòng đó được rõ.

C6.

Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm.

Giải thích : bàn tay khum lại, sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm để hướng âm phản xạ từ tay đến tai giúp ta nghe được âm to và rõ hơn.

C7.

Tính gần đúng độ sâu của đáy biển:

Tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây.

Advertisements (Quảng cáo)

Thời gian đi và về của âm là như nhau, nên âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 0,5 giây.

=> Độ sâu của đáy biển là : \(S = 1500.0,5 = 750m\).

C8.

Hiện tượng phản xạ âm được ứng dụng trong:

+ Trồng cây xung quanh bệnh viện. (Trồng cây xung quanh bệnh viện để cây phản xạ các tạp âm (tiếng còi xe, động cơ xe, tiếng người nói, tiếng máy móc…) từ bên ngoài vào trong bệnh viện giúp bệnh viện được yên tĩnh.)

+ Xác định độ sâu của biển

+ Làm tường phủ dạ, nhung.

Ghi nhớ

+ Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là \(\dfrac{1}{15}\) giây.

+ Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).

();
}
}
});

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Vở bài tập Vật lí 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)