Trang chủ Lớp 7 Vở bài tập Vật lí 7 Câu 17.1, 17.2, 17.3, 17.4 phần bài tập trong SBT trang 53,54...

Câu 17.1, 17.2, 17.3, 17.4 phần bài tập trong SBT trang 53,54 VBT Lý 7: 17.1....

Câu 17.1, 17.2, 17.3, 17.4 phần bài tập trong SBT – Trang 53,54 Vở bài tập Vật lí 7. b) Có hiện tượng xảy ra đối với thước nhựa sau khi bị cọ xát ?. Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát

Advertisements (Quảng cáo)


17.1.
17.2.
17.3.
17.4.

1. Bài tập trong SBT 

17.1.

Có các vật sau: bút chì vỏ gỗ, bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, lược nhựa, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt các vật này rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Từ đó cho biết những vật nào bị nhiễm điện, vật nào không.

a) Những vật bị nhiễm điện là: bút bi vỏ nhựa, lược nhựa. 

b) Những vật không bị nhiễm điện là: bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy, thìa kim loại, mảnh giấy. 

17.2.

Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

A. một ống bằng gỗ

B. một ống bằng giấy

C. một ống bằng thép

D. một ống bằng nhựa

Phương pháp: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì ống bằng nhựa mang điện tích âm

 

Chọn D

17.3.

Làm thí nghiệm như hình 17.1, trong đó dùng kim khâu (hoặc dùi) đục một lỗ nhỏ sát mép của đấy một vỏ chai nhựa (thí dụ vỏ chai nước khoáng) để tạo một tia nước nhỏ. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần tia nước (đoạn tia nước gần đầy chai) trong hai trường hợp: khi chưa cọ xát và đã cọ xát thước nhựa.

hình 17.1 - bài 17.3 trang 53,54 VBT vật lí 7

 

a) Mô tả hiện tượng xảy ra đối với tia nước:

– Khi chưa cọ xát thước nhựa: giọt nước chảy thẳng.

– Khi đã cọ xát thước nhựa: tia nước bị hút uốn cong về phía thước nhựa.

b) Có hiện tượng xảy ra đối với thước nhựa sau khi bị cọ xát ?

Thước nhựa sau khi cọ xát đã bị nhiễm điện (mang điện tích).

Phương pháp: các vật sau khi bị cọ xát, bị nhiễm điện và có khả năng hút các vật khác

 

a)

– Khi chưa cọ xát thước nhựa: giọt nước chảy thẳng.

– Khi đã cọ xát thước nhựa: tia nước bị hút uốn cong về phía thước nhựa.

b) Thước nhựa sau khi cọ xát đã bị nhiễm điện (mang điện tích).

17.4.

Giải thích hiện tượng đã nêu ở phần đầu của bài 17 trong sách giáo khoa: “ vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày thời tiết hanh khô, khi cởi áo người bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti”

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Phương pháp: các vật khi cọ xát bị nhiễm điện, các vật bị nhiệm điện có thể phóng điện tạo thành tia lửa điện. 

 

Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.

();
}
}
});