17.a.
17.b.
17.c.
2. Bài tập bổ sung
17.a.
Lúc đầu đưa một thước nhựa dẹt lại gần một quả cầu nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, thì quả cầu nhựa xốp đứng yên. Sau đó dùng mảnh vải khô cọ xát nhiều lần thước, rồi đưa thước nhựa lại gần quả cầu nhựa xốp nói trên thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây ?
A. Quả cầu nhựa xốp bị thước nhựa đẩy ra xa.
B. Quả cầu nhựa xốp bị thước nhựa hút lại gần.
C. Lúc đầu quả cầu nhựa xốp bị thước nhựa hút lại gần, sau đó bị đẩy ra xa.
D. Quả cầu nhựa xốp bị thước nhựa đẩy ra xa, sau đó hút lại gần.
Phương pháp: Một số vật sau khi bị cọ xát trở lên nhiễm điện và có khả năng hút các vật khác
Ta có, khi cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô => thước nhựa bị nhiễm điện do cọ xát => nó có khả năng hút các vật nhẹ như mảnh giấy, xốp ...
=> Chọn B
17.b.
Khi bóc vỏ nilông bọc quanh nắp chai nước khoáng hoặc chai nước ngọt thì thường thấy vỏ nilông này dính bám vào tay, có khi vẩy mạnh tay cũng không rời ra. Đó là vì
A. Vỏ nilông này có một lớp keo nên dính bám vào tay.
B. Vỏ nilông này bị mềm đi nên dính bám vào tay.
C. Vỏ nilông này bị nhiễm điện nên bị hút dính bám vào tay.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Vỏ nilông này trở nên có tính chất từ giống như nam châm, nên bị hút dính bám vào tay.
Phương pháp: Một số vật sau khi bị cọ xát trở lên nhiễm điện và có khả năng hút các vật khác
Chọn C.
Vì khi bóc vỏ nilông thì vỏ nilông cọ xát với vỏ nhựa của chai nên bị nhiễm điện.
17.c.
Có bốn khay đựng từng loại vụn nhỏ là vụn giấy, vụn sắt, vụn gỗ và vụn đồng. Đưa mảnh nilông đã được cọ xát bằng len lần lượt lại gần các vụn giấy này thì mảnh nilông sẽ hút:
A. các vụn gỗ.
B. các vụn sắt.
C. các vụn đồng.
D. các vụn giấy.
Phương pháp: Một số vật sau khi bị cọ xát trở lên nhiễm điện và có khả năng hút các vật khác
Chọn D.
Mảnh nilông đã được cọ xát bằng len nên bị nhiễm điện, do đó sẽ hút các vụn giấy.
();
}
}
});