Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Cánh diều Bài 19 trang 25 SBT Toán 8 – Cánh diều: Một hộp...

Bài 19 trang 25 SBT Toán 8 – Cánh diều: Một hộp có chứa 10 quả cầu màu xanh được đánh số từ 1 đến 10 và 5 quả cầu...

Trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối tượng từ một nhóm đối tượng. Phân tích và lời giải bài 19 trang 25 sách bài tập toán 8 – Cánh diều - Bài 4. Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản. Một hộp có chứa 10 quả cầu màu xanh được đánh số từ 1 đến 10 và 5 quả cầu...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Một hộp có chứa 10 quả cầu màu xanh được đánh số từ 1 đến 10 và 5 quả cầu màu đỏ được đánh số từ 11 đến 15. Lấy ngẫu nhiên một quả trong hộp. Tìm số phần tử của tập hợp \(E\) gồm các kết quả có thể xảy ra đối với quả cầu được chọn ra. Sau đó, tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Quả cầu được chọn ra màu xanh”;

b) “Quả cầu được chọn ra ghi số chẵn”;

c) “Quả cầu được chọn ra màu đỏ và ghi số chẵn”;

d) “Quả cầu được chọn ra màu xanh hoặc ghi số lẻ”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối tượng từ một nhóm đối tượng. xác suất của một biến cố bằng tỉ số của số kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với đối tượng được chọn ra.

Answer - Lời giải/Đáp án

Số phần tử của tập hợp \(E\) là 15.

a) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Quả cầu được chọn ra màu xanh” là: 10 quả. Do đó, có 10 kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Vì vậy, xác suất của biến cố đó là \(\frac{{10}}{{15}} = \frac{2}{3}\).

b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Quả cầu được chọn ra ghi số chẵn” là: quả cầu đánh số 2,4,6,8,10,12,14. Do đó, có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Vì vậy, xác suất của biến cố đó là \(\frac{7}{{15}}\).

c) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Quả cầu được chọn ra màu đỏ và ghi số chẵn” là: quả cầu đánh số 12,14. Do đó, có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Vì vậy, xác suất của biến cố đó là \(\frac{2}{{15}}\).

d) Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Quả cầu được chọn ra màu xanh hoặc ghi số lẻ” là: quả cầu đánh số: 1,3,5,7,9. Do đó, có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố đó. Vì vậy, xác suất của biến cố đó là \(\frac{5}{{15}} = \frac{1}{3}\).