Hoạt động 1
Cho Hình 4.2, em hãy thực hiện các hoạt động sau:
Hãy tìm độ dài của hai đoạn thẳng AB và CD nếu chọn đoạn MN làm đơn vị độ dài. Với các độ dài đó hãy tính tỉ số \(\dfrac{{AB}}{{C{\rm{D}}}}\)
Quan sát hình 4.2 chọn MN = 1 (đvđd) khi đó tính được độ dài AB và CD và tình tỉnh số \(\dfrac{{AB}}{{C{\rm{D}}}}\)
Chọn đoạn MN làm đơn vị độ dài thì MN = 1 (đvđd).
Khi đó, AB = 2 (đvđd); CD = 6 (đvđd).
Do đó \(\dfrac{{AB}}{{C{\rm{D}}}} = \dfrac{2}{6} = \dfrac{1}{3}\)
Vậy AB = 2 (đvđd); CD = 6 (đvđd); \(\dfrac{{AB}}{{C{\rm{D}}}} = \dfrac{1}{3}\)
Hoạt động 2
Cho Hình 4.2, em hãy thực hiện các hoạt động sau:
Dùng thước thẳng, đo độ dài hai đoạn thẳng AB và CD (đơn vị: cm) rồi dùng kết quả vừa đo để tính tỉ số \(\dfrac{{AB}}{{C{\rm{D}}}}\)
Quan sát hình 4.2 và dùng thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng AB và CD
Đo độ dài các đoạn thẳng, ta được: AB = 4,8 cm; CD = 14,4 cm.
Khi đó \(\dfrac{{AB}}{{C{\rm{D}}}} = \dfrac{{4,8}}{{14,4}} = \dfrac{1}{3}\)
Hoạt động 3
So sánh hai tỉ số tìm được trong hai hoạt động trên
Dựa vào tỉ số của hai hoạt động 1, 2.
Tỉ số \(\dfrac{{AB}}{{C{\rm{D}}}}\) tìm được ở Hoạt động 1 và hoạt động 2 bằng nhau và đều bằng \(\dfrac{1}{3}\)
Luyện tập 1
Advertisements (Quảng cáo)
Tính tỉ số của các đoạn thẳng có độ dài như sau:
a) MN = 3 cm và PQ = 9 cm.
b) EF = 25 cm và HK = 10 dm.
Dựa vào độ dài các đoạn thẳng đã cho ta tính tỉ số (đổi các đơn vị để cùng đơn vị đo)
a) Tỉ số của các đoạn thẳng được tính như sau: \(\dfrac{{MN}}{{PQ}} = \dfrac{3}{9} = \dfrac{1}{3};\dfrac{{PQ}}{{MN}} = \dfrac{9}{3} = 3\)
Vậy: \(\dfrac{{MN}}{{PQ}} = \dfrac{1}{3};\dfrac{{PQ}}{{MN}} = 3\)
b) Đổi 10dm = 100cm
Tỉ số của các đoạn thẳng được tính như sau: \(\dfrac{{EF}}{{HK}} = \dfrac{{25}}{{100}} = \dfrac{1}{4};\dfrac{{HK}}{{EF}} = \dfrac{{100}}{{25}} = 4\)
Vậy: \(\dfrac{{EF}}{{HK}} = \dfrac{1}{4};\dfrac{{HK}}{{EF}} = 4\)
Luyện tập 2
Cho tam giác ABC và một điểm B’ nằm trên cạnh AB. Qua điểm B’, ta vẽ một đường thẳng song song với BC, cắt A tại C’ (H.4.4
Dựa vào hình vẽ, hãy tính và so sánh các tỉ số sau và viết các tỉ lệ thức:
a) \(\dfrac{{AB’}}{{AB}}\) và \(\dfrac{{AC’}}{{AC}}\)
b) \(\dfrac{{AB’}}{{B’B}}\) và \(\dfrac{{AC’}}{{C’C}}\)
c) \(\dfrac{{B’B}}{{AB}}\) và \(\dfrac{{C’C}}{{AC}}\)
Quan sát hình 4.4
a) Từ hình vẽ ta thấy: \(\dfrac{{AB’}}{{AB}} = \dfrac{4}{6} = \dfrac{2}{3};\dfrac{{AC’}}{{AC}} = \dfrac{4}{6} = \dfrac{2}{3}\)
Do đó, \(\dfrac{{AB’}}{{AB}} = \dfrac{{AC’}}{{AC}}\)
b) Từ hình vẽ, ta thấy: \(\dfrac{{AB’}}{{B’B}} = \dfrac{4}{2} = \dfrac{2}{1};\dfrac{{AC’}}{{C’C}} = \dfrac{4}{2} = \dfrac{2}{1}\)
Vậy: \(\dfrac{{AB’}}{{B’B}} = \dfrac{{AC’}}{{C’C}}\)
c) Từ hình vẽ ta thấy: \(\dfrac{{B’B}}{{AB}} = \dfrac{2}{6} = \dfrac{1}{3};\dfrac{{C’C}}{{AC}} = \dfrac{2}{6} = \dfrac{1}{3}\)
Do đó: \(\dfrac{{B’B}}{{AB}} = \dfrac{{C’C}}{{AC}}\)